Thanh tra chính phủ yêu cầu UBND TP HCM, Bộ GTVT kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đã vi phạm pháp luật liên quan đến các sai phạm tại 6 dự án BOT.
Dự án xây dựng cầu Phú Mỹ
Dự án tổng mức đầu tư 2.077 tỷ đồng được thực hiện bởi chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ.
Đây là doanh nghiệp dự án được thành lập bởi Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, công ty Đầu tư và phát triển Xây dựng, công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật TP. HCM, CTCP Bê tông 620 Châu Thới và công ty TNHH và Thương mại Thanh Danh.
Quy mô công trình giao thông cấp I, mô hình cầu dây văng có chiều dài 2.034 m, chiều rộng 27,5 m. Thời gian xây dựng từ tháng 2/2007 đến tháng 2/2006, thời gian thu phí hoàn vốn 26 năm.
Thanh tra Chính phủ kết luận UBND TP. HCM đã không chấp hành đúng trình tự và thủ tục đầu tư, chưa thẩm định phê duyệt điều chỉnh dự án nhưng đã phê duyệt kết quả kiếm toán chi phí đầu tư với số tiền lên tới 2.914 tỷ đồng.
Dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ
Dự án được triển khai theo hình thức BT do CTCP BOT cầu Phú Mỹ làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1.440 tỷ đồng.
Quy mô công trình giao thông cấp II, chiều dài tuyến 10.917 m gồm vành đai phía Đông, nút giao thông khu A phía Nam Sài Gòn, đường trên cao nối từ nút giao thông khu A Nam Sài Gòn đến cầu phú Mỹ, thời gian xây từ tháng 3/2008 đến tháng 7/2014.
Chi phí đầu tư xây dựng được công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn tài chính DNP năm 2014 có báo cáo kiểm toán quyết toán với số tiền 3.200 tỷ đồng.
TTCP đã kiểm tra một số chi phí đầu tư xây dựng và đề nghị quyết toán chưa đúng quy định với giá trị 490 tỷ đồng.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn An Sương – An Lạc
Dự án thực hiện dưới hình thức hợp đồng BOT được ký kết giữa Bộ Giao thông Vận tải với Chủ đầu tư là CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO.
Quy mô công trình giao thông cấp I, chiều dài tuyến 13,7 km, mặt cắt ngang 36,2 m, thời gian xây dựng từ tháng 4/2001 – quý I/2014.
Tổng mức đầu tư 831,6 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn 9 năm 6 tháng.
Quá trình triển khai dự án đã để xảy ra nhiều sai phạm lớn như tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt giảm song UBND TP. HCM và nhà đầu tư không đàm phán xác định lại thời gian khai thác thu phí hoàn vốn. Nhà đầu tư hạch toán nhiều khoản chi phí làm giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội
Dự án được thực hiện theo hình thức BOT do CTCP Đầu tư Xây dựng hạ tầng kỹ thuật TP.HCM làm chủ đầu tư.
TTCP phủ xác định UBND TP. HCM đã vi phạm quy định khi chỉ định chủ đầu tư là CTCP Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII).
CII đã phê duyệt điều chỉnh dự án khả thi từ 2.422 tỷ đồng lên 3.822 tỷ đồng là sai thẩm quyền, trong đó bổ sung 1.400 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng khi chưa có phương án giải phòng mặt bằng được phê duyệt.
Dự án có chiều dài 15,7km, đường phố chủ yếu xây dựng với tiêu chuẩn đường cấp I, còn lại là đường cấp II, khởi công từ ngày 2/4/2010, hoàn thành ngày 2/4/2013.
Hiện công trình đang thi công do chậm giải phóng mặt bằng, thời gian khai thác thu phí hoàn vốn dự kiến 26 năm 3 tháng.
Dự án cầu Bình Triệu II
CII tiếp tục bị TTCP ‘bêu tên’ tại dự án có tổng mức đầu tư 1.717 tỷ đồng bao gồm 7 tiểu dự án. Hiện do công tác giải phóng mặt bằng chậm, CII mới hoàn thành đầu tư phần 1, giai đoạn 2 với tổng chi phí 224 tỷ đồng, tạm ngừng thu phí từ ngày 6/7/2015.
Tại dự án BOT này,UBND TP. HCM không thực hiện đấu thầu rộng rãi mà chỉ định CII làm chủ đầu tư.
Kết luận của TTCP cho thấy chủ đầu tư đã thu vượt phương án tài chính nhưng chưa được cơ quan nhà nước phê duyệt là 13,7 tỷ đồng. Đồng thời, nhà đầu tư trong phương án tài chính tự lập đã đưa ra khoản ứng vốn 49 tỷ đồng không thuộc hợp đồng.
Dự án Xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu
UBND TP. HCM không tổ chức sơ tuyển nhà đầu tư nhưng đã chỉ định CTCP Xi măng Hà Tiên làm chủ đầu tư.
Không thành lập Doanh nghiệp quản lý dự án mà công ty thành lập Ban quản lý dự án, tổng mức đầu tư 461 tỷ. Quy mô đường xi măng rộng 30m, dài 2,6km. Khởi công ngày 6/6/2012, hoàn thành ngày 14/6/2012, thời gian khai thác thu phí là 24 năm.
Hiện dự án chưa hoàn thành và chưa quyết toán công trình.
Quá trình triển khai dự án xảy ra nhiều sai phạm lớn như nhà đầu tư không có cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản với nhà cung cấp vốn vào thời điểm đàm phán hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có nhiều điều khoản không thống nhất, nếu tính theo vốn vay với lãi suất 13,4%/ năm và chi phí sử dụng vốn 10%/ năm thì sau 24 năm dự án không có khả năng hoàn vốn, lỗ 345 tỷ đồng, ảnh hưởng đến việc xác định thời gian thu ví và bàn giao dự án cho cơ quan nhà nước.
Hoa Liên – Nghi Điền
VietBao.vn (Theo_Người Đưa Tin >>>)
Post a Comment