Đó là Access (tiếp cận) Promotion (thúc đẩy ) và Product (sản phẩm).

Tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018 vừa diễn ra, nhóm công tác du lịch đã nhấn mạnh rằng ba yếu tố trên đặc biệt quan trọng với du lịch Việt Nam, nhằm thu hút khách quốc tế  và đồng thời liên quan đến phát triển du lịch trong nước.

Theo đánh giá của nhóm này thì ngành du lịch và khách sạn ở Việt Nam tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng cũng như sự hỗ trợ ngày càng nhiều từ chính quyền, bao gồm ở các cấp cao nhất theo nghị quyết số 8 của Bộ Chính trị cho rằng du lịch phải là một ngành công nghiệp mũi nhọn và việc cam kết thành lập quỹ phát triển du lịch.

10 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã đón gần 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam được xem là một trong những điểm đến đầu tư nóng nhất trong lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng, có thể thấy được bằng mức độ phát triển mới tại các điểm đến du lịch từ Hạ Long cho đến Quảng Nam, Nha Trang và Phú Quốc.

Tuy nhiên, nhóm công tác cũng lưu ý rằng Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nước khác và đặc biệt với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á trong việc thu hút khách quốc tế. Khi mà hiện tại Thái Lan và Malaysia đang xếp lần lượt ở vị trí thứ 9 và thứ 10 thế giới về thu hút khách du lịch. Singapore, Campuchia và Indonesia vẫn đang tiếp tục chú trọng phát triển du lịch quốc tế của họ. 

 Nới room cho nhà đầu tư ngoại

Để tiếp tục cạnh tranh và nằm trong số các điểm đến du lịch tăng trưởng nhanh nhất, khuyến nghị được nhấn mạnh là Việt Nam cần tiếp tục đảm bảo ba yếu tố nói trên.

Cụ thể hơn, nhóm công tác cho rằng, với yếu tố thứ nhất (tiếp cận) có 2 cấu thành chính mà trong đó Nhà nước có quyền kiểm soát tổng thể. Đấy là những quy định về việc cấp thị thực đối với khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và các chính sách của ngành hàng không.

Với các quy định về thị thực thì khuyến nghị được đưa ra là tăng thời gian cho phép lưu trú lên 30 ngày đối với khách du lịch được miễn thị thực. Ngoài ra, các điều kiện về tái nhập cảnh trong vòng 30 ngày nên được loại bỏ. Bên cạnh đó cổng thị thực điện tử của Việt Nam cần được thay đổi tên miền thành evisa.gov.vn để dễ tìm kiếm hơn và cần đảm bảo tốc độ truy cập và kết nốt của trang web trong quá trình xử lý phải cao vì đã có các cảnh báo về việc các trang web khác có tên miền gây nhầm lẫn nhằm thu phí xử lý thị thực và trang web chính thức bị lỗi trong suốt quá trình xử lý. 

Ngoài ra, việc miễn thị thực nên được thực hiện với hiệu lực trong nhiều năm (5 năm) thay vì phải gia hạn hàng năm.

Về hàng không, nhận định của nhóm công tác là thiếu cạnh tranh khi hiện tại Việt Nam có 21 sân bay tiếp nhận các chuyến bay thương mại với tổng công suất hàng năm là 75 triệu khách, ít hơn công suất thiết kế của các sân bay hàng đầu (một sân bay duy nhất) ở Singapore, Thái Lan và Malaysia. Và hơn nữa, Sân bay quốc tế Long Thành chưa rõ thời gian sẽ khởi công xây dựng và thời gian dự kiến đi vào hoạt động .

Đề xuất của nhóm công tác là Việt Nam cần cải thiện quy trình phê duyệt cấp phép thành lập hãng hàng không mới và nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trong ngành hàng không. Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách "mở cửa bầu trời khu vực ASEAN".  Sân bay quốc tế Long Thành cần được ưu tiên đầu tư xây dựng nhanh chóng. 

Theo nhóm công tác, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích tư nhân đầu tư vào ngành hàng không, xây dựng sân bay (bao gồm cả việc đầu tư sân bay chuyên dùng) và đặc biệt khuyến khích tư nhân xây dựng sân bay tại các địa điểm đang có nhiều khách sạn và khu nghĩ dưỡng nhưng cách sân bay hiện tại một khoảng cách khá xa. 

Khung pháp lý rõ ràng cho condotel

Yếu tố thứ hai (thúc đẩy) cũng được nhóm công tác cho là chìa khóa quan trọng để tiếp tục phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt là khách quốc tế. 

Với yếu tố này thì nhóm công tác nhận định ngân sách vẫn là một hạn chế lớn, nhưng có nhiều cách để giải quyết, mà một trong số đó là thông quan hệ đối tác công - tư.

Yếu tố thứ ba (sản phẩm), báo cáo đề cập sự cần thiết đổi mới của cả sản phẩm lưu trú và dịch vụ du lịch được cung cấp thông qua nền tảng "chia sẻ kinh tế" nơi các tài sản hoặc người lao động có thể được cung cấp dịch vụ trên cơ sở phân đoạn dựa trên "nhu cầu". 

Đặc biệt đối với nơi lưu trú, hai xu hướng đã trở nên rất phổ biến ở Việt Nam là sự phát triển của các sản phẩm condotel, trong đó đơn vị khách sạn được bán cho khách hàng và sau đó được đưa trở lại cho khách du lịch và xu hướng cho thuê một phần hoặc toàn bộ căn hộ không được phát triển cụ thể như một sản phẩm khách sạn thông qua các nền tảng như "Airbnb". 

Nhận định cả hai xu hướng này đều có lợi cho sự phát triển của du lịch, nhưng hiện chưa có khung pháp lý rõ ràng, nhóm công tác cho rằng cần cân nhắc đến việc cung cấp một cơ sở pháp lý rõ ràng, nếu thích hợp, để phát triển các khoản đầu tư khách sạn và khu nghỉ dưỡng với thành phần "để bán", với điều kiện phần rằng các sản phẩm này có phần lớn thời gian trong năm phục vụ cho mục đích sử dụng của khách du lịch. 

Việc làm trên sẽ giúp đảm bảo rằng có đủ nguồn cung cấp chỗ ở, đặc biệt là các điểm đến có mức tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế đáng kể qua từng năm như Nha Trang.

Bên cạnh đó cũng cần cung cấp các hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để đảm bảo rằng chủ sở hữu của các tài sản cho thuê trên nền tảng chia sẻ kinh tế đáp ứng các nghĩa vụ theo luật pháp (bao gồm thuế và đăng ký khách lưu trú nước ngoài) nhằm đảm bảo các vấn đề về an toàn và an ninh, nhóm công tác khuyến nghị.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top