Một góc thành phố Hải Phòng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2017/NĐ-CP quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng, có hiệu lực từ ngày 15/9 tới.

Mục đích của cơ chếđặc thù là nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của thành phố; tạo điều kiện để thành phố phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao.

Chính phủ ưu tiên hỗ trợ

Quyết tâm đưa Hải Phòng thành trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của khu vực phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Qua đó làm đầu tàu kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước nói chung.

Về huy động vốn đầu tư phát triển, thành phố được vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật; vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.

Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách thành phố không vượt quá 40% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và nằm trong mức bội chi ngân sách nhà nước hàng năm được Quốc hội quyết định.

Chính phủ ưu tiên hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách Trung ương cho ngân sách thành phố để tham gia thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) mang tính chất phục vụ cấp vùng trên địa bàn thành phố và các dự án lớn, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Chính phủ cũng ưu tiên huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho thành phố để thực hiện những dự án hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố. Việc bố trí vốn đối ứng trong nước cho các dự án này do ngân sách thành phố bảo đảm; Chính phủ ưu tiên bố trí vốn vay ưu đãi theo phương thức cho địa phương vay lại để thực hiện các dự án PPP trên địa bàn thành phố.

Đối với nhu cầu vay vốn nước ngoài để thực hiện những dự án quan trọng, thực hiện theo nguyên tắc: Trên cơ sở các dự án đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua, UBND thành phố đề xuất các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho thành phố vay lại. Thành phố chịu trách nhiệm bố trí từ ngân sách thành phố để hoàn trả theo quy định.

UBND thành phố được phê duyệt danh mục dự án, quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ (ODA, phi Chính phủ nước ngoài) không hoàn lại đối với các chương trình, dự án không phụ thuộc vào quy mô viện trợ, trừ các khoản viện trợ hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thể chế, tôn giáo, chính sách pháp luật, cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm thực hiện tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ này, thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đặc thù về ngân sách

Căn cứ tổng mức dự toán ngân sách được duyệt, tiến độ thực hiện các dự án, khả năng bố trí của ngân sách thành phố và cân đối ngân sách Trung ương, nguyên tắc bố trí vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm theo quy định Luật Đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các dự án mang tính chất phục vụ cấp vùng trên địa bàn thành phố.

Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho thành phố Hải Phòng không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (phần còn lại sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13) và các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% quy định tại Luật Ngân sách nhà nước tăng thu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, không kể: Các khoản thu không giao thành phố quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn thành phố
Hải Phòng mà chỉ hạch toán nộp ở thành phố Hải Phòng; các khoản thu đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; các khoản hạch toán ghi thu, ghi chi và các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; số bổ sung có mục tiêu không cao hơn số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước.

Việc xác định số bổ sung có mục tiêu trên cơ sở tổng các khoản thu, không tính riêng từng khoản thu; căn cứ tổng số vượt thu ngân sách trung ương và cân đối chung, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định mức bổ sung có mục tiêu cho thành phố Hải Phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và cơ chế đặc thù của thành phố Hải Phòng.

Số bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu nêu trên, thành phố sử dụng: Ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng; bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA; chi trả nợ các khoản vốn vay; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của thành phố và thưởng cho ngân sách cấp dưới. Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định mức vốn cụ thể cho từng mục tiêu, nhiệm vụ và thưởng cho ngân sách cấp dưới.

Về cơ chế ứng trước dự toán năm sau từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, căn cứ quy định hiện hành và khả năng cân đối nguồn vốn, thành phố được xem xét ứng trước dự toán ngân sách năm sau liền kề để thực hiện các dự án đặc biệt, quan trọng, cấp bách thuộc đối tượng hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Thành phố được thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các tổ chức, cá nhân khi vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng có khả năng thu hồi vốn trong phạm vi và khả năng của ngân sách thành phố và theo quy định của pháp luật.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top