Nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng của Hollywood nhưng nó thực sự tồn tại ở Thổ Nhĩ Kỳ và trong một vài trường hợp còn phát triển mạnh mẽ.

Tổ hợp nhà đá đục

Hàng triệu năm trước, hàng loạt vụ núi lửa phun trào khiến cho khu vực Anatolia ngập tràn trong tro bụi và đất đá. Trải qua thời gian, lớp tro đá này đông đặc thành những khối đá mềm, ổn định và dễ dàng chạm khắc. Hiện tượng này khiến cư dân cổ Anatolia nhận ra rằng họ có thể đục nhà ngay trên sườn đồi và dưới lòng đất. Đây chính là nguồn gốc ra đời của những tổ hợp nhà đá đục trong khu vực, bao gồm cả thành phố Derinkuyu.

Cappadocia, trung tâm Anatolia, nơi có thành phố Derinkuyu là khu vực có thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên, nhiệt độ dưới thành phố ngầm Derinkuyu luôn duy trì ổn định trong khoảng 13 độ C. Vì vậy, đây là môi trường lý tưởng để chăn nuôi gia súc, đồng thời duy trì nguồn nước sạch và giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon.

Thành phố cổ Derinkuyu được mở cửa cho du khách vào năm 1969. Đến nay, cấu trúc của khu di tích vẫn còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, thành phố này có từ khi nào và ai là người xây dựng thành phố vẫn là những câu hỏi bí ẩn chưa có lời giải.

Năm 1963, thành phố ngầm cổ Derinkuyu được một hộ dân tình cờ phát hiện khi đang sửa sang lại ngôi nhà của mình. Khi nhóm công nhân thi công đục một bức tường, căn phòng dẫn đến một lối đi ngầm khiến họ kinh ngạc. Sau khi thăm dò, người ta nhận ra rằng lối đi này dẫn tới một mê cung nằm sâu trong lòng đất. Đó chính là thành phố cổ Derinkuyu. Đây cũng chính là một phát hiện lớn ở thời điểm đó.

Thành phố cổ Derinkuyu được sử dụng làm nơi trú ẩn trong thời kỳ chiến tranh hay tránh thảm họa thiên nhiên với không gian sống đủ cho 20.000 người.

Derinkuyu là thành phố ngầm cổ sâu nhất đã được khai quật thuộc khu vực Cappadocia,. Nơi đây được coi là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với những ống khói mang hình dáng độc đáo và nhiều hang động bị xói mòn. Những ngôi nhà rộng nằm rải rác dưới lòng đất nối thông với nhau bằng hệ thống đường hầm bí mật, mà người dân sử dụng để trú ẩn qua nhiều thế kỷ. Có những đường hầm dài đến hơn 80km.

Nơi trú ẩn an toàn

Với thiết kế phức tạp và vững chắc, thành phố Derinkuyu là nơi trú ẩn an toàn cho cư dân thời cổ đại. Cửa ra vào được bố trí một hòn đá lăn xoay với một lỗ nhỏ ở giữa có thể ngụy trang lối vào và đường đi trong các tình huống khẩn cấp. Người ta cho rằng lỗ nhỏ này có tác dụng giúp việc đóng mở cửa được dễ dàng, hoặc là điểm bắn tên từ bên trong ra ngoài khi chiến đấu.

Cánh cửa đá cũng được thiết kế để chỉ có thể đóng mở từ bên trong, nên những người ở bên trong tổ hợp này nắm toàn quyền kiểm soát tình hình. Ngay cả khi kẻ thù có đột nhập được vào trong đi chăng nữa thì chắc chắn cũng không thể tìm được lối ra nếu không biết rõ đường đi lối lại trong thành phố này.

Bên cạnh đó, một số nhà khoa học còn phát hiện đường hầm dài 8 km nối liền Derinkuyu với thành phố ngầm Kaymakli. Điều này chứng tỏ đã có sự giao lưu và tiếp xúc giữa các cộng đồng dân cư khác nhau trong khu vực Anatolia.

Một trong những giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra đó là Thổ Nhĩ Kỳ từng trải qua quãng thời gian dài bao phủ bởi băng giá nên việc xây dựng một nơi trú ẩn dưới lòng đất là vô cùng cần thiết.

Thành phố dưới lòng đất Derinkuyu của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải kinh ngạc bởi sự tài hoa và thông minh của những người cổ đại. Với công cụ thô sơ, họ đã xây dựng nên một hệ thống thành phố dưới lòng đất khổng lồ và vô cùng khoa học.

Tại đây có đầy đủ mọi thứ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày giống như trên mặt đất bao gồm hầm thông gió, khu nhà ở, chuồng súc vật, bếp lò, phòng ăn, hầm rượu, kho thóc, trường học, cửa hàng, nhà thờ và cả nghĩa trang nữa. Các hầm được phân chia diện tích phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Phòng nhỏ là nơi chôn cất người chết, còn phòng lớn được dùng làm trường học và sinh hoạt cộng đồng.

Tầng 2 của thành phố có một căn phòng với mái vòm rất lớn, người ta cho rằng đây từng là cơ sở của một trường học tôn giáo. Tầng 3 và 4 có các cầu thang dựng đứng để dẫn tới một nhà thờ chung cũng như đưa lối xuống các tầng sâu hơn.

Nên có nguồn tin cho rằng những cư dân cuối cùng của thành phố này là những người Công giáo đầu tiên nhưng họ không phải là người đã thực sự xây dựng nên thành phố này. Cappadocia - vùng đất nơi vừa tìm thấy thành phố ngầm - trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "vùng đất của những chú ngựa đẹp", khi đến đây, du khách sẽ thấy trong những tạo tác tự nhiên của các khối núi đá hình dáng những chú ngựa bờm bay phấp phới như thể đang phi nước đại.

Ý tưởng về thành phố ngầm bắt đầu xuất hiện từ thời Đế quốc La Mã phương Đông (Byzantine), khi đó, người dân nơi đây đã sử dụng những thành phố ngầm như nơi chốn ẩn náu an toàn khi phải đối diện với kẻ thù xâm lược đến từ Ba Tư, Ả Rập…Phát hiện mới này càng khẳng định những giá trị văn hóa - lịch sử giàu có của Cappadocia.

Chính quyền nơi đây từ lâu đã có tham vọng xây dựng một công viên khảo cổ học lớn nhất thế giới với những khách sạn, những triển lãm nghệ thuật nằm trong chính là những cột đá nhà trời, và viện bảo tàng sẽ nằm trong những công trình bên dưới lòng đất. Thậm chí, những nhà thờ dưới lòng đất cũng có thể được mở cửa trở lại.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top