Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý thông tin báo chí phản ánh về phát triển các dự án điện mặt trời.

Văn phòng Chính phủ cho biết, vừa qua báo chí đã phản ánh, dẫn lời Giám đốc Trung tâm năng lượng và tăng trưởng xanh, cho rằng: Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã thúc đẩy các dự án điện mặt trời, nhưng với quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BTC ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương, thời gian vận hành thương mại để được hưởng ưu đãi rất ngắn, chỉ 2 năm. Đây là nguyên nhân khiến các dự án điện mặt trời đua nhau triển khai.

Trong khi đó, các dự án năng lượng (kể cả nhiệt điện than) đang làm phát sinh các hệ lụy về môi trường. Cho nên cần xem xét tạm ngưng cấp phép các dự án điện chưa triển khai để đánh giá lại nhu cầu thực tế bài toán phát triển điện lực toàn vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên và Nam Trung bộ.

Cùng với đó là dồn nguồn lực cho năng lượng sạch, tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan các nhược điểm của nguồn điện gió và điện mặt trời, tránh đầu tư tràn lan sẽ kém hiệu quả, khiến tài nguyên lãng phí trong khi lưới điện chưa đáp ứng được việc truyền tải liên vùng.

Về thông tin trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), tính đến tháng 6/2018, đã có 100 dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch cấp điện tỉnh/quốc gia với tổng công suất đăng ký là 4,7GW vào năm 2020 và 1.770GW những năm sau đó. Còn các dự án điện mặt trời trên mái nhà cũng có 748 dự án với tổng công suất 11,55MW.

Các địa phương được các nhà đầu tư dự án điện mặt trời lựa chọn nhiều nhất là Bình Thuận, Ninh Thuận và Tây Ninh… ở các tỉnh trên có lượng mưa ít, số ngày nắng nhiều và đặc biệt là nguồn bức xạ ổn định.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top