Suốt hàng trăm năm qua, những nhà giải mật mã giỏi nhất thế giới vẫn không ngừng cống hiến sức mình để giải đáp những bí ẩn của Bản thảo Voynich
Bản thảo này vẫn chưa rõ tác giả, nhiều người cho rằng tác giả là Leonardoda Vinci hay thậm chí người ngoài hành tinh đứng sau chuyện này. Bản thảo Voynich trở thành một chủ đề huyền bí. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, tất cả những chuyện này chỉ là một trò lừa bịp.
Cuốn sách không rõ tác giả được đặt theo tên nhà sưu tầm cổ vật Lithuania Wilfrid Voynich. Ông đã mua lại nó từ một buổi trưng bày sách hiếm ở Ý vào năm 1912, ông mang nó khỏi bóng tối và đưa vào sự tranh cãi của dư luận.
Sau đó, cuốn sách được bảo quản ở Thư viện của Đại học Yale. Vì độ cổ xưa của nó, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được cuốn sách thứ hai. Vào tháng trước, cuốn sách lần đầu tiên được sao chép thành nhiều bản sao bởi nhà xuất bản Siloe ở Tây Ban Nha.
Một trang sách của Bản thảo Voynich. Ảnh: Thư viện sách hiếm Beinecke và Manuscript.
Có 898 bản sao được phát hành và cho phép mọi người cùng tham khảo ở các thư viện lớn và những tổ chức học thuật trên thế giới, với hy vọng ai đó sẽ giải mã được ngôn ngữ khó hiểu này.
Gordon Rugg từ Đại học Keele của Anh quốc đã bỏ ra hơn một thập kỷ để phân tích Bản thảo Voynich, ông cho biết trong một thông báo rằng ngôn ngữ này sẽ được cố tình làm giả nếu tác giả đã quen thuộc với một số kỹ thuật mã hóa đơn giản.
"Tất cả những ký tự trong bản thảo này đều không phải là một sự sắp đặt ngẫu nhiên, chúng đều có một ý nghĩa thống kê".
Phương pháp của Rugg đề xuất cách giải mã bằng việc sắp xếp những biểu tượng vô nghĩa vào một bảng như sau. Trên bảng này, có bao gồm những yếu tố như âm, vần, tiền tố và hậu tố của loại ngôn ngữ khó hiểu này.
Gordon Rugg vẽ các ký tự lên từng ô trên lưới rồi cắt những lỗ khác nhau để cho ra những yếu tố ngôn ngữ khác nhau. Ảnh: Rugg et. al.
Sau đó ông sử dụng tấm bìa cứng, đặt bảng này lên và cắt những lỗ trên lưới, cứ một bộ ba biểu tượng vô nghĩa sẽ tạo ra một từ có nghĩa. Rồi nếu bạn di chuyển từng ô trên lưới đến những vị trí khác nhau, bạn sẽ có được những âm tiết mới để tạo thành ngôn ngữ Voynich.
Khi Rugg đã có được những kết quả đầu tiên, ông kết hợp với Định luật Zipf và cho ra một ngôn ngữ thực bằng văn bản. Biểu đồ dưới đây so sánh sự tương đồng giữa ngôn ngữ Voynich và bản dịch tiếng Latin cuốn sách Esther của Vulgate và trong cuốn sách De Bello Gallico của Caesar.
Biểu đồ so sánh sự tương đồng giữa ngôn ngữ trong cuốn Voynich với bản dịch tiếng Latin của cuốn sách Esther. Ảnh: Rugg et. al.
Biểu đồ so sánh sự tương đồng giữa ngôn ngữ trong cuốn Voynich với cuốn sách De Bello Gallico và cuốn sách Esther. Ảnh: Rugg et. al.
“Nếu những từ ngữ trong văn bản được sắp xếp theo thứ tự từ phổ biến nhiều nhất tới ít phổ biến nhất, và sắp xếp chúng theo một biểu đồ thể hiện tần số, những đường thể hiện ngôn ngữ tự nhiên sẽ xuất hiện là dạng đường cong phi tuyến tính so với gốc tọa độ ban đầu và chững lại sau đó”, ông Rugg cho biết trong bài viết của mình.
“Bản thảo Voynich cho một đường cong rất giống với đường cong của những văn bản bằng ngôn ngữ tự nhiên”.
Marcelo Montemurro từ Đại học Manchester, Vương quốc Anh dựa trên các phân tích của mình và cho rằng thứ ngôn ngữ trong Bản thảo Voynich được kết hợp lại từ các loại ngôn ngữ khác nhau.
Ông cho biết trong tác phẩm có nhiều hình ảnh các loài thực vật, và khi so sánh những điểm tương đồng giữa thực vật và văn tự trong bản thảo, ông đã có được những nét tương ứng về ngôn ngữ và cho ra một kết quả có thể đọc được.
“Từ đó kết luận rằng, đây là một trò lừa bịp rất công phu. Ai đã dựng nên trò lừa bịp này chắc hẳn phải rất đầu tư trong từng lớp cấu trúc tinh tế của văn bản, chúng ta rất khó khăn để nhận ra khi nhìn bằng mắt thường”,ông Montemurro cho biết.
“Hoặc nếu đây không phải là trò lừa bịp, thì nó cũng không thể tự nhiên có thể xuất hiện được, phải có một kịch bản công phu của một tác giả nào đó đứng sau bản thảo này”.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu sẽ bước vào một cuộc tranh luận mới, khi Rugg đã chứng minh một cách đơn giản nhất để hiểu được ý mà tác giả Bản thảo Voynich muốn nói. Bây giờ, ông chỉ cần việc chứng minh tính xác thực của nó.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng: “Kết quả cuối cùng cũng sẽ không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, nhất là những người đã tin tưởng vào nó và dành nhiều thời gian cho nó”.
Tác giả của Bản thảo Voynich vẫn còn là một bí ẩn, nhưng ông thật sự là một thiên tài, ông đã gói gọn mọi sự bí ẩn bên trong cuốn sách này. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Cryptologia.