Là một trong những ngân hàng thương mại tiên phong dẫn dắt các giải pháp tài chính số hóa tại Việt Nam, Techcombank sở hữu khả năng sinh lợi cao, hoạt động hiệu quả và đội ngũ quản lý tầm cỡ thế giới. Do đó, không ngạc nhiên khi các định chế tài chính uy tín thế giới như JP Morgan hay Maybank Kim Eng đưa ra khuyến nghị TCB của Techcombank là cổ phiếu hấp dẫn hàng đầu trong danh mục các ngân hàng niêm yết hiện nay.
MỨC GIÁ MỤC TIÊU LÀ 55.000 ĐỒNG/CỔ PHIẾU
Mới đây, JP Morgan công bố báo cáo với nhận định, các ngân hàng Việt Nam đang là sự lựa chọn sáng giá khi sở hữu "combo" tốc độ tăng trưởng tích cực và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, việc tăng trưởng GDP danh nghĩa cao và sự phục hồi của các nền kinh tế khu vực trong 12 tháng qua cho thấy khả năng tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận trong những năm tới.
Đáng chú ý, JP Morgan đưa ra khuyến nghị nên "tăng tỷ trọng" đối với cổ phiếu của Techcombank, ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, với cái nhìn lạc quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng này. Mức giá mục tiêu mà JP Morgan đưa ra là 55.000 đồng/cổ phiếu TCB (2,4 USD/cổ phiếu) tính tới tháng 12/2021, được tính toán dựa trên mô hình chiết khấu cổ tức 2 giai đoạn.
Đà tăng giá cổ phiếu TCB được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. JP Morgan cho rằng, Techcombank đang là ngân hàng sinh lời tốt nhất tại Việt Nam xét theo chỉ số ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản), dù ngân hàng này chỉ chiếm 3,x% thị phần huy động.
Chương trình miễn phí giao dịch và hoàn tiền 1,0% đối với thẻ ghi nợ đã giúp Techcombank cải thiện đáng kể tiền gửi thanh toán (CASA) và tỷ lệ tiền gửi đã tăng từ 22,x% năm 2017 lên 46% vào cuối năm 2020. Chuyên gia phân tích của JP Morgan dự báo Techcombank sẽ tăng CASA lên mức 50% vào năm 2023, dẫn tới biên lãi ròng (NIM) tiếp tục được gia tăng.
Cần nhấn mạnh, Techombank đang có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao nhất trong số các ngân hàng, ở mức 16,1%, và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất (0,5%). Với nền tảng này, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của Techcombank có thể lên mức 20% trong giai đoạn 2020 - 2030.
Hiện tại, Techcombank thuộc số ít ngân hàng trong khu vực có thể sinh lời từ cả 2 phía của bảng cân đối kế toán, cũng như có thu nhập từ phí ấn tượng (kể cả sau khi đã tính tất cả các chi phí phân bổ). Điều này tạo tin tưởng giúp cho các nhà phân tích cũng như giới đầu tư có khả năng dự báo rõ nét hơn về triển vọng lợi nhuận của ngân hàng.
Techcombank là một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam có khả năng đặc biệt duy trì mức tăng trưởng cao, trong môi trường tín dụng toàn ngành cũng như của từng ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước điều tiết, do có khả năng linh hoạt giữa tín dụng nợ và tín dụng trái phiếu.
Techcombank đã là đơn vị tiên phong và vẫn nắm thị phần lớn nhất trong việc tư vấn, phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây. Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản mới ở mức 63% khiến Techcombank còn nhiều dư địa để Ngân hàng Nhà nước tin tưởng giao chỉ tiêu tín dụng cao. Thêm vào đó, hệ số an toàn cao, tỷ lệ nợ xấu thấp khiến chuyên JP Morgan lạc quan cho rằng Techcombank có thể được cấp tăng trưởng tín dụng quanh ngưỡng 20%/năm trong 3 năm tới.
Cũng theo JP Morgan, Techcombank có thể duy trì mức vốn chủ sở hữu ổn định, khiến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được ước tính sẽ tăng trưởng bền vững liên tục trong thời gian tới.
NGÂN HÀNG TƯ NHÂN VỚI THƯƠNG HIỆU MẠNH VÀ ĐỊNH GIÁ HẤP DẪN
Cùng chung quan điểm, Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) gần đây cũng lựa chọn Techcombank là ngân hàng tư nhân số 1 tại Việt Nam với thương hiệu mạnh, nền tảng vững chắc, lợi thế trong mạng lưới huy động tiền gửi, hiệu quả hoạt động vượt trội và khả năng sinh lợi cao, ổn định nhất trong số các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngân hàng này, theo MBKE được xem là đang dẫn đầu tại thị trường trái phiếu và bảo hiểm, phần lớn nhờ đội ngũ lãnh đạo và ban lãnh đạo chuyên nghiệp, đẳng cấp.
Techcombank duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bền vững, tích cực trong năm 2020, đạt mức tăng 23% so với năm 2019. Đặc biệt, Techcombank là ngân hàng hiếm hoi có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận N/N cao đồng đều qua tất cả các quý của năm 2020, mặc dù Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm.
MBKE dự báo lợi nhuận của Techcombank sẽ tăng trưởng lần lượt 26% và 22% trong năm 2021 và 2022. Nhờ vậy, ROE sẽ tăng, đạt 19% trong giai đoạn này. Tăng trưởng tín dụng cao, cộng với áp lực thấp hơn trong trích lập dự phòng (so với năm 2020) sẽ giúp cho Techcombank có nhiều cơ hội cải thiện lợi nhuận, cao hơn mức ước tính của Chuyên gia phân tích.
Tính tới nay, chiến lược của Techcombank vẫn tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp tư nhân hàng đầu và các khách hàng bán lẻ thuộc phân khúc cao cấp, có thu nhập cao. Chiến lược này được điều hành bởi đội ngũ thiện chiến, dày dạn kinh nghiệm và đặc biệt thấu hiểu khách hàng theo chuỗi hay theo hành trình trải nghiệm của họ. Tất cả các yếu tố này cho phép Techcombank giữ vững vị thế chắc chắn trước những biến động khó lường của đại dịch.
Mặc dù sở hữu nền tảng hoạt động nổi trội, khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận cao và chất lượng tài sản vượt trội, nhưng cổ phiếu TCB hiện vẫn chỉ đang giao dịch ở mức P/BV 1,4x (giá cổ phiếu/giá trị sổ sách) (tại thời điểm báo cáo được viết), tức là chỉ tương đương với mức trung bình ngành. Chúng tôi tin rằng, đà tăng trưởng lợi nhuận tích cực trên nền tảng một bảng cân đối tài chính lành mạnh của Techcombank, kết hợp với tâm lý thị trường được cải thiện đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu TCB sẽ được định giá lại ở mức cao hơn", Maybank Kim Eng nhận định thêm.
Đầu tháng 3/2021, Techcombank cũng là một trong 9 ngân hàng Việt Nam đứng đầu danh sách Brand Finance Banking 500. Giá trị thương hiệu của Techcombank tăng hơn 30% lên 524 triệu USD, so với 401 triệu USD năm trước đó.
Trong bài viết gần đây của mình, Bloomberg đánh giá, chứng khoán Đông Nam Á sẽ trở thành "bến đỗ" của dòng tiền mới trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh vì lợi tức trái phiếu Mỹ tăng. Nếu vậy, Techcombank có thể được xem là nơi trú ẩn an toàn nhất, khi là một Ngân hàng năng động và có khả năng sinh lời cao ở Việt Nam.
Theo JP Morgan, cổ phiếu TCB có khả năng tăng giá cao nhất, tăng 42% (tiếp theo là ACB tăng 29%). Các chiến lược gia cũng nâng mức giá theo dõi năm 2020. Trong đó, JP Morgan nâng EPS (lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu) giai đoạn 2021 - 2022 và giá mục tiêu của các cổ phiếu ACB, TCB và VPB lần lượt là 8 - 11% và 22 - 25%.
Mức giá mục tiêu mà JP Morgan đưa ra với cổ phiếu TCB là 55.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên mô hình chiết khấu cổ tức 2 giai đoạn. Các thông số chính bao gồm ROE 18,3%, tỷ lệ lợi tức phi rủi ro 5%, chi phí vốn 13,4% và tỷ lệ tăng trưởng định kỳ 9%.
Post a Comment