Liên tiếp hứng đòn đau từ Covid, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.
DOANH NGHIỆP DU LỊCH MUỐN MIỄN HOẶC GIẢM NHIỀU LOẠI THUẾ
Trong công văn kêu cứu gửi các ngành chức năng, Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đề xuất chủ trương, chính sách linh hoạt, thiết thực hơn nữa để doanh nghiệp du lịch cầm cự vượt qua đại dịch Covid-19. Trong đó, Hiệp hội này đề đạt nguyện vọng "miễn hoặc giảm 50% thuế VAT cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, khu du lịch đến hết năm 2021".
Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp du lịch bị thiệt hại nặng nề khi vừa phải hoàn tiền cọc hoặc dời ngày vô thời hạn cho khách, nhưng vẫn phải thanh toán tiền cho các đơn vị cung ứng dịch vụ hoặc thương lượng để cùng chia sẻ rủi ro. Đa số doanh nghiệp lữ hành không có doanh thu, phải bù lỗ do phát sinh lãi vay và các chi phí khác... Do đó, Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị với các ngành chức năng có chủ trương linh hoạt hơn nữa để giúp doanh nghiệp cầm cự và vượt qua đại dịch.
Ngoài ra, đề xuất cũng mong muốn: miễn tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021 và 2022, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất 0% giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động cũng như đẩy nhanh tiến độ phục hồi; Kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng đến hạn để doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ xấu; đồng thời, miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2021.
Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra một số bất cập trong chính sách hỗ trợ giãn, hoãn thuế thời gian trước đây. Cụ thể, hiện nay doanh nghiệp du lịch được áp dụng quy định thời gian nộp thuế VAT trong đợt dịch của tháng 3/2020 được giãn 6 tháng, còn hiện nay vẫn phải đóng đủ, đúng thời gian. Ngoài ra đối với thuế thu nhập DN do hoạt động lỗ nên cũng không áp dụng chính sách này.
Đối với thuế thu nhập cá nhân cũng chưa nhận được chính sách hỗ trợ nào, vẫn phải đóng đủ và đúng thời gian. Việc giảm giá điện đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng - khách sạn chỉ áp dụng đến hết năm 2020. Về bảo hiểm xã hội, hiện cho giãn nộp với điều kiện phải cắt giảm trên 50% lao động. doanh nghiệp nào không cắt giảm lao động thì xem như vẫn đóng bình thường.
GIẢM THUẾ CẦN XEM XÉT THẤU ĐÁO
Trả lời kiến nghị Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính cho rằng, quy định của Luật Thuế VAT thì thuế VAT gồm 3 mức thuế suất: Thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như nước sạch, sản phẩm nông nghiệp; mức thuế suất phổ biến là 10% áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ chịu thuế còn lại và không có quy định miễn, giảm thuế VAT.
Bộ Tài chính đang theo dõi sát sao tình hình diễn biến dịch bệnh cũng như tác động của dịch Covid-19 đến tình hình sản xuất - kinh doanh và đối tượng bị ảnh hưởng tại các địa phương trên cả nước. Đồng thời, tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện các giải pháp đã ban hành thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí và lệ phí phù hợp với diễn biến thực tế thời gian tới.
Tờ trình Chính phủ số 11/TTr-BTC: "Số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115.000 tỷ đồng. Cụ thể, gia hạn thuế VAT trong 5 tháng đối với số thuế VAT phải nộp từ tháng 1 đến tháng 6/2021 khoảng 68.800 tỷ đồng; gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I, quý II của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 trong 3 tháng khoảng 40.500 tỷ đồng; gia hạn thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân của hộ, cá nhân kinh doanh đến trước ngày 31/12/2021 khoảng 1.300 tỷ đồng; gia hạn tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 trong 6 tháng khoảng 4.400 tỷ đồng. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ giao cho Bộ Tài chính xây dựng nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn, theo đó nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký".
Bám sát tình hình dịch bệnh, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tài khóa, giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí và lệ phí với mức giảm sâu và kịp thời, tích cực hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhờ đó, doanh nghiệp có thêm dòng vốn tích tụ để quay vòng đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh.
TIẾP TỤC GIA HẠN THUẾ, PHÍ ĐẾN HẾT NĂM
Về tiếp tục gia hạn nộp thuế đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thông qua chính sách giãn, hoãn các loại thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo Tờ trình Chính phủ số 11/TTr-BTC ngày 22/1/2021 về việc phê duyệt chủ trương xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, áp dụng trong năm 2021, dự kiến số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115.000 tỷ đồng. Cụ thể, gia hạn thuế VAT trong 5 tháng đối với số thuế VAT phải nộp từ tháng 1 đến tháng 6/2021 khoảng 68.800 tỷ đồng; gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I, quý II của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 trong 3 tháng khoảng 40.500 tỷ đồng; gia hạn thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân của hộ, cá nhân kinh doanh đến trước ngày 31/12/2021 khoảng 1.300 tỷ đồng; gia hạn tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 trong 6 tháng khoảng 4.400 tỷ đồng. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ giao cho Bộ Tài chính xây dựng nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn, theo đó nghị định sẽ có hiệu lực thi hành ngay kể từ ngày ký.
Ngày 4/2, Bộ Tài chính trình Chính phủ hướng dẫn việc cho phép được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp, tổ chức các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Tháng 2/2021, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTC quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt so với hiện hành nhằm hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong năm 2020, để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu và phối hợp với nhiều bộ, ngành liên quan xây dựng nhiều giải pháp, cơ chế tài chính; trong đó, có các giải pháp thiết thực như giảm nhiều loại thuế, phí trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, năm nay, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động triển khai các giải pháp về thuế, phí phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 nghị định và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trình Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 2 nghị quyết của Quốc hội và 2 nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đồng thời, Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền 21 thông tư để sửa đổi 31 thông tư thu phí, lệ phí hiện hành theo hướng miễn hoặc giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí có hiệu lực đến hết năm 2020.
Đến cuối năm 2020, trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, và ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2021, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất gia hạn, điều chỉnh giảm mức thu của 29 loại thuế, phí với mức giảm từ 50 - 100% đến ngày 30/6/2021. Đồng thời, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp tục giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021 theo Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành để hỗ trợ ngành hàng không.
Post a Comment