Lý do chính khiến người dân và tài xế tham gia giao thông phản đối là do sự bất hợp lý trong việc đặt trạm thu phí BOT lẫn mức phí do nhà đầu tư áp đặt.
Theo đó, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các địa phương và chủ đầu tư liên quan tiến hành rà soát việc đặt trạm thu phí và mức thu phí, kể cả các dự án chưa tổ chức thu, có giải pháp xử lý thích hợp, kịp thời, trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan để không phát sinh các vấn đề xã hội phức tạp.
Thời gian qua đã xảy ra tình trạng khiếu kiện, gây dư luận trái chiều tại một số trạm thu phí BOT như Bến Thủy, Cai Lậy, Quốc lộ 5… Điển hình cho việc phản đối này là các tài xế đã sử dụng tiền lẻ, tiền mệnh giá nhỏ để trả phí khi qua trạm, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
Lý do chính khiến người dân và tài xế tham gia giao thông phản đối là do sự bất hợp lý trong việc đặt trạm thu phí BOT lẫn mức phí do nhà đầu tư áp đặt. Hầu hết các trạm thu phí BOT đều được chủ Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương chấp thuận đặt tại các tuyến đường không được đầu tư bằng nguồn vốn của nhà đầu tư.
Lý giải về sự bất hợp lý này, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng như các địa phương đều khẳng định, việc cho phép đặt các trạm thu phí trên các tuyến đường không phải là dự án BOT là do trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư đã kết hợp bỏ vốn tiến hành tu sửa, nâng cấp tuyến đường cũ. Do đó, việc đặt các trạm thu phí BOT trên các tuyến đường đó là nhằm giúp nhà đầu tư nhanh thu hồi vốn.
Phản hồi trên các phương tiện truyền thông, dư luận cả nước cho rằng, người dân không hề phản đối việc đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT.
Post a Comment