Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành.

Theo đó, đối tượng áp dụng của nghị định gồm: Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Người lao động nằm trong quy định trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.

Theo Nghị định, người lao động quy định tại nhóm 1 nêu trên thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định trên tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.

Trong đó, về chế độ ốm đau, Nghị định quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật Bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với chế độ thai sản, Nghị định quy định lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi được trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội. Mức hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội.

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật bảo hiểm xã hội.

Về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Nghị định quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật an toàn, vệ sinh lao động. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top