Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi chứng kiến câu chuyện tình vĩ đại của Thằng Gù và nàng Esmeralda trong tác phẩm văn học đình đám "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà" của đại văn hào Victor Hugo.

Ngày 15/4, Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris của nước Pháp chìm trong biển lửa khiến cả thế giới bàng hoàng. Tiếng khóc, những ánh mắt bất lực của người dân Paris gợi nhớ đến tình tiết quan trọng trong tiểu thuyết của nhà ăn Victor Hugo.

Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa hôm 15/4. Ảnh: Reuters

Tác phẩm Notre-Dame de Paris (tên tiếng Việt là: Thằng gù Nhà thờ Đức Bà, tên tiếng Anh: The Hunchback of Notre-Dame) có đoạn viết: "Mọi ánh mắt đều hướng lên đỉnh nhà thờ, chứng kiến cảnh tượng kinh ngạc. Trên đỉnh của phòng trưng bày cao nhất, cao hơn cửa sổ hoa hồng trung tâm, có một ngọn lửa lớn dữ dội bốc lên giữa hai gác chuông.

Bên dưới ngọn lửa, dưới những lan can ảm đạm, hai ống máng bằng đá như mồm hai con quái vật đang phun không ngớt cơn mưa lửa... Hàng loạt bức tượng quỷ dữ và rồng đau đớn trong biển lửa. Ánh sáng từ ngọn lửa dữ dội phản chiếu lên mắt chúng... Một sự câm lặng kinh hoàng giữa đám ăn mày. Tất cả âm thanh còn lại là tiếng kêu báo động của những linh mục bị nhốt trong tu viện".

Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi chứng kiến câu chuyện tình yêu đầy bi thương của Thằng Gù Quasimod và nàng Esmeralda đơn thuần, trong sáng.

Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lỳ, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, tưởng rằng không còn điều gì có thể đánh động nổi trái tim ấy nữa.

Vậy mà thằng gù xấu xa đó đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng Esmerald, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng thiếu nữ xinh đẹp ấy đã đem lòng yêu một con người khác.

Câu chuyện tình yêu của Thằng Gù Quasimod và nàng Esmeralda có bối cảnh diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà Paris.

Mối tình ấy là một mối tình câm lặng, tuyệt vọng. Nhưng chính mối tình ấy là sự cứu rỗi vô cùng với tâm hồn Quasimodo, để hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.

Tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmerald, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình.

"Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris" ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô ở thủ đô Paris (Pháp) đã đến với Victor Hugo vào năm 1828. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ.

Victor Hugo muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại.

Sau này, "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris" được chuyển thể thành rất nhiều tác phẩm nghệ thuật cùng tên khác như phim điện ảnh, truyền hình, kịch nói, nhạc kịch và ba lê. Tất cả đều mang lại những cảm xúc mạnh mẽ cho khán giả, đặc biệt là những người yêu mến Paris cùng Nhà thờ Đức Bà và tìm thấy được vẻ đẹp trong tình yêu đầy đau khổ của Thằng Gù và nàng Esmerald.

Nhà thờ Đức Bà Paris là địa danh mang tính biểu tượng của thủ đô nước Pháp. Tồn tại đã 856 năm (bắt đầu xây năm 1163, hoàn thành năm 1345), nhà thờ trải qua nhiều thăng trầm thời gian với những lần hỏng hóc, tu sửa và những cuộc chiến tranh.

Trong thời vua Louis XVI (khoảng năm 1643 - 1715), nhà thờ có một cuộc trùng tu không được như kỳ vọng. Các cửa kính màu được thay bằng kính trắng. Một cây cột trụ bị phá để mở đường cho xe ngựa vào nhà thờ.

Đến thời kỳ Cách mạng Pháp (cuối thế kỷ 18), nhà thờ còn chịu nhiều sự phá hoại nặng nề hơn. Vô số tượng bị phá hủy bởi quân lính. Cung điện của các giám mục bị thiêu cháy và chưa từng được xây dựng lại. Trùm phát xít Hitler từng dự định phá hủy nhà thờ nhưng không thành công.

Vi An (T/h)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top