Chắc bạn đã nghe nói đến các nhà thiên văn đã nhận được tín hiệu radio lạ trong vũ trụ, như tín hiệu Wow chẳng hạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó không đến từ các UFO.
Nhà vật lý vũ trụ Paul Sutter thuộc trường ĐH Ohio (Mỹ) kiêm nhà khoa học hàng đầu trong Trung tâm Khoa học COSI đã khẳng định rằng: Những tín hiệu lạ chúng ta nhận được không phải từ người ngoài hành tinh.
Tín hiệu lạ là tiếng "bip, bôp" cứ lặp đi lặp lại từ nơi nào đó vọng đến nghe có vẻ tự nhiên nhưng khiến các nhà khoa học mất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm kiếm nguồn gốc tín hiệu lạ.
Họ từng nghi ngờ rằng những tín hiệu đó là thông điệp của người ngoài hành tinh, chúng ta không cô đơn trong vũ trụ.
Kính viễn vọng bắt tín hiệu từ vũ trụ.
Nhưng chưa có nhà thiên văn nào dám khẳng định rằng chắc chắn chúng là của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, họ vẫn không loại trừ khả năng người từ hành tinh xa xôi nào đó liên lạc với chúng ta.
Tín hiệu Pulsar.
Cuối thập niên 60, nhà vật lý vũ trụ Jocelyn Bell Burnell đã làm việc với cố vấn của bà là Antony Hewish, cùng kính viễn vọng radio mới đặt tại Cambridge (Anh).
Sau khi quét một điểm đáng chú ý trên bầu trời, họ ghi được tín hiệu bất thường. Nguồn tín hiệu trong không gian liên tục gửi đến tiếng nổ, mỗi tín hiệu kéo dài 1,33 giây.
Tín hiệu đến thường xuyên và chính xác. Họ đặt tên tín hiệu là LGM (viết tắt của cụm từ "little green men", nghĩa là: Những người tí hon màu xanh) dù họ không biết nguồn gốc tín hiệu.
Giả thuyết về nguồn gốc tín hiệu LGM mờ nhạt đi khi họ nghi ngờ hết nguồn gốc này đến nguồn gốc kia.
Cuối cùng, những người đặt giả thuyết cho rằng tín hiệu không phải của những người tí hon màu xanh, mà là những ngôi sao neutron màu trắng nhỏ bé được bao bọc bởi từ trường mạnh đến khó tin, phát ra tia phóng xạ vào vũ trụ như là ngọn hải đăng. Hiện nay, chúng ta gọi đó là tín hiệu Pulsar.
Tín hiệu Wow.
Năm 1977, nhà thiên văn Jerry Ehman đã sử dụng kính viễn vọng radio "Big Ear" đặt tại trường ĐH Ohio (Mỹ) ghi nhận được tín hiệu lạ khiến ông ngạc nhiên thốt lên "Wow"..
Kính viễn vọng radio "Big Ear" thực hiện nhiệm vụ khoa học là tìm kiếm trí tuệ ngoài hành tinh (viết tắt là SETI).
Hình minh họa: Kính viễn vọng.
Mỗi tín hiệu Wow kéo dài trong 72 giây, ở tần số: 1.420 MHz, tương ứng với bước sóng 21cm, hay còn được gọi là vạch khí hydro (hydro line).
Không có kính viễn vọng nào khác bắt được tín hiệu này và tín hiệu Wow cũng không xuất hiện trở lại nữa.
Tín hiệu Peryton.
Năm 1998, kính viễn vọng radio Parkes ở Australia đã ghi nhận được tín hiệu lạ, là tiếng kêu "chip chip" nhỏ kéo dài vài milli giây, không rõ đến từ đâu.
Những tiếng kêu "chip chip" nhỏ đó được gọi là Peryton làm những người vận hành kính viễn vọng và các nhà thiên văn "đau đầu" giải mã suốt hàng thập kỷ.
Đến năm 2015, anh chàng sinh viên Emily Petroff tình cờ phát hiện ra lò vi sóng chính là "thủ phạm" gây ra tín hiệu Peryton.
Bạn thử mở cửa lò vi sóng trong khi nó đang chạy mà không tắt lò ngay sẽ thấy nó phát ra phóng xạ y như tín hiệu Peryton mà kính viễn vọng thu được.
Người ngoài hành tinh chua bao giờ trả lời chúng ta.
Có thể thấy rằng tất cả những trường hợp tín hiệu lạ đã nêu trên đều do hiệu ứng vật lý trong vũ trụ, không phải là tín hiệu từ người ngoài hành tinh.
Nếu thực sự tồn tại, người ngoài hành tinh có trí tuệ cao sẽ không tạo ra những âm thanh vô nghĩa như tiếng kêu "bip bip, bôp bôp, chip chip".
Nhà vật lý vũ trụ Paul Sutter trong cuộc nói chuyện Ask a Spaceman!
Nhà vật lý vũ trụ Paul Sutter đã khẳng định giả thuyết này trong cuộc nói chuyện Ask a Spaceman! (Hãy hỏi người vũ trụ!).