Khi quyết định đi sửa mũi vào giữa tháng 12 vừa rồi, Ryu Han-na, một sinh viên đại học 20 tuổi người Hàn Quốc, có một lý do rất đơn giản: đó có thể là cơ hội cuối cùng để cô làm phẫu thuật thẩm mỹ một cách kín đáo vì sang năm 2021, mọi người có thể bắt đầu tháo khẩu sang nhờ đã có vaccine Covid-19.

Ryu - người đã học trên mạng là chính trong cả năm 2020 - nói rằng việc cô được ở trong nhà sau khi sửa mũi và đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng để che chiếc mũi chưa lành mà không bị người khác chú ý là một động lực để cô đi đến quyết định trên.

"Từ lâu tôi đã muốn sửa mũi rồi. Tôi nghĩ giờ là lúc tốt nhất để làm, trước khi mọi người tháo khẩu trang khi có vaccine vào năm 2021", Ryu nói khi chuẩn bị bước vào ca sửa mũi với giá 4,4 triệu Won, tương đương khoảng 4.013 USD. "Mũi tôi sẽ bị sưng và bầm sau khi phẩu thuật, nên với khẩu trang, tôi có thể giấu".

Suy nghĩ tương tự như của Ryu đã giúp ngành phẫu thuật thẩm mỹ của Hàn Quốc có một năm "ăn nên làm ra" trong 2020, và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm nay.

Từ trước khi có Covid-19, Hàn Quốc đã được coi là một "thủ phủ" của ngành phẫu thuật thẩm mỹ toàn cầu. Năm 2020, giá trị ngành phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc ước đạt 10,7 tỷ USD, tăng 9,2% so với 2019. Con số này được dự báo tăng lên mức 11,8 tỷ USD trong năm nay - theo Gangnam Unni, nền tảng trực tuyến về phẫu thuật thẩm mỹ lớn nhất Hàn Quốc.

Các bác sỹ thẩm mỹ nói rằng khách hàng của họ quan tâm đến tất cả các bộ phận trên khuôn mặt, bao gồm cả những bộ phận được khẩu trang che kín như mũi và môi, và cả những bộ phận mà khẩu trang không che - những khu vực trở nên quan trọng hơn đối với hình thức của một người khi đeo khẩu trang để chống lây lan Covid-19.

"Mọi người hỏi thông tin nhiều hơn về phẫu thuật và các biện pháp can thiệp không phẫu thuật đối với cả mắt, lông mày, mũi và trán", bác sỹ thẩm mỹ park Cheol-woo thuộc bệnh viện thẩm mỹ WooAhIn, người thực hiện ca sửa mũi cho Ryu, cho biết.

Ngành phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc “ăn nên làm ra” giữa Covid-19 - Ảnh 1.

Bác sỹ Shin Sang-ho, người vận hành bệnh viện thẩm Mỹ Krismas ở quận Gangnam, cho biết nhiều người dùng tiền kích cầu mà Chính phủ Hàn Quốc phát cho để đi phẫu thuật thẩm mỹ.

"Tôi có cảm giác như họ đang ‘chi tiêu trả thù’ vậy. Họ giải tỏa cảm xúc trong dịch Covid-19 bằng cách đi phẫu thuật thẩm mỹ", bác sỹ Shin nói.

Số liệu của Chính phủ Hàn Quốc cho thấy trong số 14,2 nghìn tỷ Won, tương đương 12,95 tỷ USD, tiền kích cầu, có 10,6% được tiêu tại các bệnh viện và quầy thuốc - tỷ lệ lớn thứ ba sau chi tiêu tại các siêu thị và nhà hàng. Tuy nhiên, chi tiết cụ thể hơn không được công bố.

Theo dữ liệu của Gangnam Uni, lượng người dung trên nền tảng này trong năm 2020 tăng 63% so với 2019, đạt 2,6 triệu. Người dùng đã có 1 triệu lượt đề nghị tư vấn, tăng gấp đôi so với năm trước.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top