Nhện tuy bé nhỏ nhưng chúng lại là nỗi sợ hãi của rất nhiều loài vật khác. Ở nhiều quốc gia, chúng chính là biểu tượng cho thần chết, đâu là loài nhện đáng sợ nhất?
1. Nhện Phoneutria, hay còn gọi là nhện lang thang, sống ở bờ biển phía đông Brazil bị coi là những loài nhện độc nhất thế giới. Hai đứa trẻ bị nhện cắn đều bị sưng to đau đớn, trong đó một bé đã chết.
Nọc độc có thể làm chết người lớn chỉ trong 2 giờ. Nhện lang thang cắn không chỉ gây đau đớn và các biến chứng của nó có thể dẫn đến tử vong. Nọc độc của nó có thể khiến nạn nhân cương cứng, đau đớn trong 4 giờ liền.
Loài nhện Phoneutria
2. Nhện Hadronyche sống ở Australia có thể cắn làm trẻ em tử vong sau từ vài phút đến 1 giờ, người lớn chết sau 1 ngày.
May mắn là từ khi ngành y tế Australia điều chế ra thuốc chống nọc độc nhện, không còn ai bị chết nữa.
Loài nhện Hadronyche
3. Nhện Latrodectus, hay còn gọi là "Góa phụ đen", có nọc rất độc. Người bị nhện này cắn sẽ bị co thắt cơ, thậm chí tê liệt bộ phận. Khi chưa có thuốc kháng nọc độc, 5% nạn nhân bị nhện này cắn bị tử vong.
Loài nhện Latrodectus
4. Nhện Loxosceles gây hại giống như nhện Phoneutria. Chúng có màu nâu và sống ẩn dật từ Mỹ đến vịnh Mexico.
Sau khi bị nhện này cắn, nọc độc có thể lan đi toàn thân nạn nhân và gây tử vong trong vòng 12 đến 30 giờ. Nhất là với trẻ em.
Loài nhện Loxosceles
5. Nhện Tarantula màu nâu, sống phần lớn ở Bắc Mỹ. Ở những nơi khác, loài nhện này lại có màu xanh, đen với các sọc trắng, dấu chân màu vàng hoặc xanh kim loại với bụng màu da cam rực rỡ.
Môi trường sống tự nhiên của chúng là hoang mạc, đồng cỏ, cánh đồng hoang, rừng nhiệt đới… Chúng có thể trốn trong hang hay sống trên thân cây.
Nhện Tarantula tiết ra một chất lỏng qua các tuyến nước bọt, như là một enzim tiêu hóa có khả năng giết chết côn trùng, chim non và chuột nhưng chỉ gây đau và sưng ở người.
Loài nhện Tarantula
6. Nhện Atrax còn được gọi là nhện lưới phễu bởi chúng chuyên dệt ra những tấm lưới hình phễu mỏng manh nhưng vô cùng lợi hại để bắt mồi. Khi con mồi mắc vào lưới, con nhện sẽ lập tức lao ra lôi con mồi vào hang, khiến con mồi không thể chạy trốn.
Đôi răng nanh đỏ au khiến nó có bộ dạng rất đáng sợ. Nhện Atrax thường sống ở thành phố Sydney, bang New South Wales, Australia.
Nọc độc của nhện lưới phễu vô hại đối với phần lớn động vật có vú, song lại rất nguy hiểm với cơ thể động vật linh trưởng, bao gồm cả con người.
Nọc của chúng làm tăng huyết áp, hàng triệu túi máu trong phổi nổ tung, khiến linh trưởng và con người chết ngạt và tử vong sau 15 phút.
Loài nhện Atrax
7. Nhện Cheiracanthium Punctorium, hay còn gọi là nhện bụng vàng thường sống ở Trung Âu cho tới khu vực Trung Á.
Chúng chỉ có kích thước nhỏ 15 mm nhưng nó có thể đâm thủng da người. Vết cắn của nó tương tự như một con ong chích nhưng tác hại thì còn hơn thế, có thể làm cho con người buồn nôn, ói mửa.
Loài nhện Cheiracanthium Punctorium
8. Nhện Poecilotheria Rajaei chỉ cư trú tại Sri Lanka và Ấn Độ. Loài nhện này có màu sắc độc đáo, đồng màu với họa tiết trên lưng, có chân dài nên di chuyển nhanh và nọc độc khá mạnh.
Sải chân của chúng dài tới 20cm, tức là gần bằng khuôn mặt người.
Loài nhện Poecilotheria Rajaei
9. Theraphosa blondi: Hay còn gọi là Ăn thịt chim", biệt danh này do một nhà thám hiểm đặt tên khi ông ta phát hiện ra loài nhện này đang ăn một con chim ruồi.
Tuy mang tên đó nhưng loài nhện này hay ăn côn trùng, ếch nhái và một số loài gặm nhấm như sóc, chuột... Nhện Theraphosa Blondi có kích cỡ cơ thể rất “đáng nể”, sải chân dài đến 28cm và nặng hơn 100gr.
Với kích thước “khủng” như vậy, chúng được mệnh danh là loài nhện lớn thứ 2 thế giới. Khủng khiếp hơn, răng nanh của loài nhện này dài tới 2cm và có thể đâm thủng da người.
Ngoại hình chúng đáng sợ như vậy, nhưng nọc độc của chúng không gây nguy hại đến tính mạng con người.
Loài nhện Theraphosa Blondi
10. Nhện Heteropoda Maxima được mệnh danh là thợ săn khổng lồ đáng gờm. Chúng thường cư trú ở châu Á và những khu vực mang khí hậu nhiệt đới châu Mỹ như: bang Florida, Texas và California… (Mỹ).
Nhện thợ săn từng khiến bao người “đứng tim” khi nhìn thấy vì kích thước khổng lồ, sải chân dài tới 30cm.
Chân dài làm chúng di chuyển rất nhanh, dễ dàng bám vào các bề mặt trơn trượt như mặt kính.
Nọc độc của nhện thợ săn “khổng lồ” không tổn hại đối với sức khỏe con người nhưng lại có khả năng gây tê liệt ngay lập tức.
Loài nhện Heteropoda Maxima