Sư tử có thể giao phối với họ hàng gần nhất của nó là hổ để tạo ra sư hổ (Liger) hoặc hổ sư (Tiglon). Đáng chú ý, “đứa con lai” của hai loại thú ăn thịt lớn nhất trên mặt đất này đều có khả năng sinh
1. Sư hổ (Liger)
Sư hổ có danh pháp khoa học Panthera leo × Panthera tigris, là con lai giữa sư tử đực và hổ cái. Đồng thời, đây còn là loài động vật lớn nhất trong họ nhà mèo khi chúng có trọng lượng trung bình hơn 320kg. Vào năm 1973, một chú sư hổ đực sống tại vườn thú Bloemfontein ở Nam Phi đã được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là loài động vật họ mèo lớn nhất thế giới với trọng lượng lên đến 798kg.
Theo các nhà khoa học, việc sư hổ có trọng lượng lớn là do những biến đổi về gen tăng trưởng. Cụ thể, trong sư tử đực có gen tăng trưởng rất mạnh, nhưng hổ cái lại không có gen hạn chế sự tăng trưởng tương ứng. Do đó, sư hổ luôn có trọng lượng lớn hơn bố mẹ của nó. Thậm chí, nhiều người còn tin rằng, Liger không ngừng tăng trưởng kích thước trong suốt cuộc đời.
Cũng giống như các loài động vật lai khác, sư hổ mang luôn mang trong mình những đặc điểm nổi bật của cả bố lẫn mẹ. Theo đó, Liger có những sọc vằn vện trên cơ thể, thích bơi lội và một số hoạt động ưa thích của loài hổ. Tuy nhiên, chúng lại có lông màu cát giống sư tử.
Đáng chú ý, sư hổ đực bị vô sinh còn sư hổ cái vẫn có khả năng sinh sản khi nó có thể giao phối với sư tử thuần chủng hoặc hổ thuần chủng để tạo ra một thế hệ Liger mới.
Trong quá khứ, sư tử phân bố rộng lớn trên khắp Trái Đất, nên số lượng sư hổ khi đó cũng khá nhiều. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, vì sư tử ở châu Á chỉ còn khoảng 400 con (trong khi hổ chỉ sinh sống ở lục địa lớn nhất trên Hành tinh xanh) nên việc giao phối với hổ cái là gần như không có. Điều đó dẫn đến việc, các cá thể Liger hiện đang sinh sống trên khắp thế giới chủ yếu đều được sinh ra nhờ vào sự tác động của con người.
2. Hổ sư (Tiglon)
Trái ngược với sư hổ, hổ sư chính là con lai giữa hổ đực và sư tử cái. Đáng chú ý, vì hổ đực không có gen tăng trưởng mà sư tử cái lại có gen kìm hãm tăng trưởng, nên tiglon thông thường có trọng lượng khá nhỏ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tiglon lại có kích thước nhỏ hơn bố mẹ của nó. Điển hình, tại Vườn thú Alipore ở Ấn Độ, một con hổ sư cái tên là Rudhrani (sinh năm 1971) đã giao phối thành công với con sư tử châu Á tên là Debabrata. Sau đó, Rudhrani đã sinh ra 7 con sư hổ sư trong nhiều lần. Một số trong chúng có kích thước khá ấn tượng, như con Cubanacan (chết năm 1991) cân nặng lên tới 363 kilôgam, chiều cao vai 1,32 mét và chiều dài toàn thân là 3,5 mét.
Ngoài ra, do việc thụ thai khi cho hổ đực giao phối sư tử cái không cao bằng việc cho sư tử đực kết hợp với hổ cái nên ở thời điểm hiện tại, số lượng hổ sư ít hơn rất nhiều so với sư hổ.
Post a Comment