Chúng có thể là côn trùng hoặc bò sát, cá hoặc chim, nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là gần như trở nên “tàng hình” trước đôi mắt con người.

1. Sâu bướm bá tước 

sinh vật ngụy trang (4)

Sâu bướm bá tước (tên khoa học là Euthalia aconthea gurda) có nguồn gốc ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Khi mới nở, thân chúng chỉ dài 4mm với nhiều gai nhỏ. Nhưng khi đến giai đoạn trưởng thành, chúng có thể dài đến 45mm. Những chiếc gai và màu sắc trên thân sẽ giúp chúng đánh lừa được kẻ thù và phát triển cho đến khi trở thành bướm.

2. Cá mù làn Merlet 

sinh vật ngụy trang (5)

Cá mù làn Merlet (tên khoa học là Rhinopias aphanes) hay còn có tên gọi là cá ren. Điều này là vì loài cá này có một lượng lớn xúc tu và lớp da khiến chúng có một hình dạng khá bất thường. Cá mù làn sử dụng khả năng ngụy trang của mình để trốn trong các rặng san hô nhiều giờ liền và sau đó khi thời cơ đến, chúng sẽ nhảy xổ ra ngoài để hút con mồi vào cái miệng khổng lồ của nó.

3. Cá ngựa Pygmy 

sinh vật ngụy trang (6)

Kích thước cơ thể lớn nhất cùa loài cá ngựa này đạt được là 27mm. Cơ thể của chúng rất nhỏ và điều này giúp chúng trốn thoát khỏi kẻ thù. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1969, mãi cho đến năm 2000, các nhà khoa học chỉ mới bắt được 6 con cá ngựa Pygmy.

4. Cú muỗi mỏ quặp 

sinh vật ngụy trang (7)

Cú muỗi mỏ quặp (tên khoa học là Podargus Strigoides) là một loại con cú có nguồn gốc từ Úc. Chúng có một phương pháp ngụy trang hết sức độc đáo: ngồi yên, nhắm mắt, căng cổ và thu long. Điều này làm cho chúng trông giống như một nhánh cây gãy.

5. Rồng biển lá 

sinh vật ngụy trang (8)

Rồng biển lá (tên khoa học là Phycodurus Eques) sinh sống chủ yếu ở các đại dương phía nam của Úc. Chiều dài cơ thể có thể lên đến 35cm. Chúng có thân thon dài, được trang trí với những phần phụ giống như những chiếc lá giúp chúng hòa vào khu vực sinh sống của thực vật dưới biển.

6. Bướm cánh lót 

sinh vật ngụy trang (9)

Có đến hơn 200 loài bướm đêm cánh lót, chủ yếu được tìm thấy ở vùng Đông Bắc nước Mỹ. Chúng được gọi như vậy vì có thêm một lớp cánh dưới và chỉ có thể nhìn thấy khi đang bay. Lớp cánh dưới có màu rất tươi sáng như cam, vàng, đỏ và trắng. Trong khi lớp cánh trên chỉ toàn màu xám và nâu.

Loài bướm cánh lót thường đậu trên những lớp vỏ cây khô. Lớp cánh trên sẽ giúp chúng hòa mình vào môi trường xung quanh và trốn được kẻ thù.

7. Cá đá san hô 

sinh vật ngụy trang (10)

Cá đá san hô hay còn được gọi là cá mặt quỷ Verrucosa thường được tìm thấy trong những rặng san hô dưới vùng biển Úc. Cơ thể chúng có thể dài đến 50cm và sở hữu 13 gai độc. Độc tính của cá đá san hô tuy không gây tử vong nhưng cũng khiến cho nạn nhân rất đau đớn.

8. Bướm lá khô 

sinh vật ngụy trang (1)

Đây có lẽ là một trong những ví dụ hoàn hảo nhất của nghệ thuật ngụy trang trong thế giới động vật. Loài bướm lá khô được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Nhật Bản. Sau nhiều thế hệ tiến hóa, đôi cánh của chúng phát triển thành hình dạng y như một chiếc lá khô, thỉnh thoảng còn có lỗ thủng khiến cho kẻ thù của loài bướm này không thể nào phát hiện.

9. Tắc kè đuôi lá 

sinh vật ngụy trang (2)

Có nguồn gốc từ đảo Madagascar và hiện nay các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được 8 con tắc kè đuôi lá. Chúng thường lẫn vào trong vỏ cây hay lá khô để trốn khỏi kẻ thù.

10. Bạch tuộc 

sinh vật ngụy trang (3)

Bạch tuộc thật sự là nhà vô địch trong nghệ thuật ngụy trang. Chúng có khả năng bắt chước và sao chép màu sắc, họa tiết và hoa văn của bất kì thứ gì mà chúng đã nhìn thấy.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top