Xe máy hiện vẫn đang phương tiện giao thông chính của người dân Thủ đô.
Đó là một trong những nội dung quan trọng của chương trình “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016-2020” vừa được Thành uỷ Hà Nội đưa ra thảo luận sáng 27/6.
Cũng theo chương trình trên, Hà Nội sẽ tập trung mọi nguồn lực đầu tư các công trình giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc.
Về phát triển giao thông công cộng, Hà Nội sẽ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị. Tiếp tục đẩy nhanh thủ tục đầu tư đối với các tuyến đường sắt đô thị còn lại. Thời gian tới, Hà Nội cũng sẽ rà soát các tuyến xe buýt cho phù hợp.
Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường, thành phố cần nhanh chóng xây dựng đề án phát triển xe buýt, trong đó tăng số đầu xe, đầu tuyến lên 1,5 lần so với hiện nay.
Một số ý kiến khác tại cuộc họp bày tỏ đồng tình với đề xuất cấm xe máy tại các quận nội thành, đồng thời gợi ý Hà Nội nên tính đến việc khai thác giao thông đường thuỷ phục vụ mục đích giao thông công cộng, bao gồm cả sông Hồng và sông Tô Lịch.
Cuối năm 2015, ngay sau khi vừa nhậm chức, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong một hội nghị của Chính phủ đã trực tiếp kiến nghị với Thủ tướng giao các bộ ngành Trung ương phối hợp với Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện xe cá nhân để giảm ùn tắc giao thông, bởi theo ông, trong khoảng 4 - 5 năm tới, giao thông Hà Nội sẽ “vô cùng phức tạp và khó lường”.
Khi đó, Chủ tịch Hà Nội đưa ra dẫn chứng cụ thể, trong năm 2015, Hà Nội có khoảng 16.000 - 22.000 xe máy và 6.000 - 8.000 ôtô đăng ký mới.
Đến năm 2020, Hà Nội dự kiến sẽ có gần 1 triệu ôtô lưu hành và khoảng 7 triệu xe máy, chưa kể xe của khối lực lượng vũ trang và các tỉnh thành khác lưu thông vào Hà Nội.
Post a Comment