Nếu lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam được Mỹ dỡ bỏ, tiêm kích F-16 cùng máy bay tuần tra săn ngầm P-3C được đánh giá có nhiều triển vọng vào biên chế QĐND Việt Nam hơn cả.

Trung Quốc lo sợ Việt Nam dùng F-16 ở Trường Sa 
Nếu P-3C về Việt Nam…: Hai câu hỏi và những lời giải đáp 

Việc Không quân Hải quân Việt Nam tỏ ý quan tâm đặc biệt tới P-3C Orion của Mỹ đã được báo chí cả trong và ngoài nước nhắc tới rất nhiều lần trong khoảng 2 năm trở lại đây.

Đáng chú ý hơn cả là hãng tin Anh Reuters ngày 23/9/2014 đã dẫn nguồn tin từ quan chức cấp cao giấu tên trong Chính phủ Mỹ cho biết:

Washington đang tiến gần đến việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và một trong những thương vụ hiện thực đầu tiên giữa hai nước có thể là hợp đồng bán máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion.
Với độ tin cậy và năng lực đã được chứng minh qua thực tiễn, nếu sở hữu P-3C, mảnh ghép cuối cùng của lực lượng chống ngầm Hải quân Việt Nam coi như đã hoàn thiện.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion
Ngoài P-3C, F-16 cũng được nhắc đến như một trong những ứng viên sáng giá nhất để thay thế vai trò của MiG-21 vừa mới nghỉ hưu.
Xét tổng hợp các yếu tố như tính năng, chi phí mua sắm cũng như khai thác sử dụng thì hiện tại khó có chiến đấu cơ nào tỏ ra phù hợp với Việt Nam hơn chiếc tiêm kích hạng nhẹ này.
Viễn cảnh Không quân Việt Nam triển khai phi đội hỗn hợp F-16 và Su-30 để bảo vệ Quần đảo Trường Sa đã từng được báo chí Trung Quốc đề cập đến, họ cho rằng đây sẽ là thách thức cực lớn đối với mưu đồ bành trướng thế lực trên biển Đông.
Su-30MK2 và F-16 sẽ tạo thành cặp bài trùng lợi hại của Việt Nam

Nếu Việt Nam thực sự muốn mua máy bay chiến đấu Mỹ, chắc chắn chúng ta sẽ phải có những bước chuẩn bị như cử phi công sang Hoa Kỳ tập huấn về chiến thuật sử dụng, tính năng tác chiến cũng như kỹ thuật hàng không…
Nhìn lại thời điểm trước khi quyết định mua Su-27 hay Su-30, Không quân Việt Nam cũng đã gửi những sĩ quan ưu tú nhất của mình sang Nga để đào tạo trước.

 6 phi công Su-27 đầu tiên của Không quân Việt Nam được đào tạo bởi phi công huyền thoại Viktor Pugachev. Ảnh: Cục Chính trị Quân chủng PK-KQ.
Và quy trình trên có vẻ vẫn diễn ra theo đúng trình tự, vào tháng 3 năm ngoái, phía Mỹ công bố đã trao học bổng đầu tiên của Chương trình tập huấn Lãnh đạo Hàng không (Aviation Leadership Program – ALP) cho Thượng úy phi công Trịnh Công Huy.
Đích thân Đại tá Không quân Mỹ Ray Powell đã trao cho Thượng úy Huy thư chúc mừng từ Tướng Lori Robinson, Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương.
Đây là chương trình học bổng danh giá, bao gồm các học phần tiếng Anh và huấn luyện bay. Sau khi rèn luyện tiếng Anh, Thượng úy Huy sẽ đến căn cứ Không quân Mỹ tại bang Mississippi để bắt đầu khóa tập huấn kéo dài một năm.
 Thượng úy Trịnh Công Huy (phải). Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Việc phi công Việt Nam được phía Mỹ mời tham gia một khóa đào tạo quy mô như trên chắc chắn không phải chỉ để “chơi cho vui”, khả năng cao đây chính là bước đi đầu tiên nhằm tiến tới những hợp đồng mua sắm vũ khí hàng không lớn giữa hai nước.
Nếu những nhận định trên là chính xác, ngày mà Không quân cũng như Không quân Hải quân Việt Nam có máy bay chiến đấu Mỹ trong biên chế sẽ không còn quá xa!
Việt Nam sẽ tái khởi động Dự án KBO-2000 để tăng nhanh số lượng tàu mặt nước?

Bạch Dương 

Theo Thế giới trẻ

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top