(GDVN) – “Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979. Sự thật lịch sử ấy không thể bị lãng quên”, Tướng Thước nói.
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
LTS: Tiếp tục các bài viết về chủ trương đưa nội dung về các cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ biên giới, hải đảo (1976 – 1988), hôm nay, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV.
PV: Theo ông khi biên soạn sách cần tôn trọng sự thật lịch sử khách quan như thế nào khi đề cập tới chiến tranh Biên giới 1979?
Tướng Nguyễn Quốc Thước: Chiến tranh Biên giới 1979 không đơn thuần chỉ là một cuộc xung đột do Trung Quốc gây ra.
Đây thực sự là cuộc chiến tranh xâm lược của giới cầm quyền Bắc Kinh khi đó, với ý đồ làm chúng ta suy yếu, khuất phục, lệ thuộc họ.
Trung Quốc biết rằng, nếu Việt Nam mạnh lên thì âm
Tướng Lê Mã Lương: “Không sợ chiến tranh nên mới có hòa bình”
mưu thôn tính Biển Đông và những mục tiêu xa hơn nữa sẽ khó lòng thực hiện được.
Trong lịch sử dân tộc, Trung Quốc muốn Việt Nam thắng đế quốc Mỹ, nhưng không muốn chúng ta “qua mặt” họ.
Do đó, sau khi kế hoạch gây chiến ở mặt trận Tây Nam thất bại, họ tiếp tục gây chiến ở phía Bắc, với âm mưu cực kỳ nham hiểm nói trên. Tuy nhiên chúng ta đã không khuất phục.
Sau khi rút quân khỏi Việt Nam, trên đường lui, phía Trung Quốc vẫn tìm cách thu hút, tiêu hao lực lượng của chúng ta.
Hơn 10 năm cuộc chiến tranh Biên giới, gần nửa thế kỷ chống thực dân Pháp, đế Quốc Mỹ, chúng ta đã tốn biết bao xương máu, nhân tài vật lực, đất nước lâm vào cảnh suy sụp, kiệt quệ.
Nhưng những lúc nguy nan ấy, dân tộc ta đã kiên cường, bất khuất, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, buộc họ phải kính nể chúng ta.
Do vậy, trong thời đại Hồ Chí Minh không chỉ có 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, mà còn phải kể tới cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chiến tranh vệ quốc chống xâm lược ở Biên giới phía Bắc năm 1979.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (ảnh: Giáo dục Việt Nam).
Cần phải nói thêm rằng, trong lịch sử, thế giới đã mạnh mẽ lên án ách đô hộ của thực dân, đế quốc đối với Việt Nam.
Nhưng người ta sẽ khó tin rằng Trung Quốc ngày nay mà có thái độ như vậy.
Tiếp đó, năm 1988 Trung Quốc cướp đảo của Việt Nam. Năm 2014, kéo dàn khoan HD 981 làm chúng ta mất ổn định ở Biển Đông.
Năm 2016, họ tiếp tục bồi đắp, vũ trang quân sự trên các đảo nhân tạo.
Những hành động leo thang này sẽ là mối nguy đối với chúng ta nếu không cảnh giác.
Do đó, sự kiện tháng 2/1979 nằm trong hệ thống âm mưu xuyên suốt của Trung Quốc, ép Việt Nam phải lệ thuộc vào họ, tạo điều điều cho nhà cầm quyền Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của mình ở Biển Đông…
Những người đã từng cầm súng chiến đấu như chúng tôi mới thấu hiểu được nỗi đau, mất mát của những người đồng đội đã ngã xuống vì dân tộc này.
Chúng ta phải nói rõ cho các thế hệ sau biết bản chất thật của Trung Quốc trước những hành động xâm lược đó.
Có ý kiến cho rằng, vì lý do “tế nhị” với nước bạn nên nội dung về cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979 trong sách bị sửa đi sửa lại nhiều lần và cuối cùng chỉ còn lại 11 dòng. Ông nhận định như thế nào về quan điểm này?
Tướng Nguyễn Quốc Thước: Lịch sử là lịch sử, hữu nghị là hữu nghị. Không thể vì hữu nghị viễn vông mà bỏ quên lịch sử.
Hay nói cách khác, càng không thể đánh đổi xương máu của đồng đội tôi lấy cái hữu nghị viễn vông nào đó.
Muốn hữu nghị thế nào thì hữu nghị, nhưng một khi anh xâm lược nước tôi thì chúng tôi phải phản kháng lại. Không thể nói họ xâm lược mình rồi mình bỏ qua, không nói gì vì “tế nhị”.
Anh xâm lược chúng tôi thì nói gì đến hữu nghị. Còn việc tôi làm ăn kinh tế với anh không có nghĩa là tôi phụ thuộc anh về mặt chính trị. Quan điểm này cần phải phân biệt rạch ròi.
Cán bộ chiến sĩ Điện Biên Phủ Ma Lù Thàng sau trận đánh 17/2/1979, chụp hình lưu niệm với Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Ảnh: thanhnien.com.vn).
37 năm, nhiều người đã lãng quên chiến tranh Biên giới 1979. Sự lãng quên này trước hết là có tội với những người cầm súng, chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc.
Sau nữa là có tội với tổ tiên, tổ quốc. Do đó, còn nhắc chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979.
Ngày hôm qua, tổ quốc gọi họ lên đường nhập ngũ rồi hy sinh vì độc lập dân tộc. Ngày hôm nay, chúng ta vì một vài lý do không đáng có mà lãng quên nó thì quả thực có tội lớn. Chúng ta không thể im lặng mãi như vậy.
Theo ông, ngay bây giờ chúng ta cần làm gì để đưa nội dung chiến tranh vệ quốc chống xâm lược Biên giới 1979 trở về đúng nghĩa, tôn trọng lịch sử khách quan?
Tướng Nguyễn Quốc Thước: Khi biên soạn sách, sự kiện tháng 2/1979 phải được đặt ngang hàng với các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ xưa tới nay.
Tôi cho rằng, những người không ghi nhớ công ơn này
Có những tình tiết lịch sử chỉ thấy dân gian lan truyền là một sự xúc phạm đối với xương máu, linh hồn các đồng đội tôi đã ngã xuống để giữ gìn độc lập dân tộc.
Trách nhiệm ấy phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Ngay lúc này, chúng ta cần dũng cảm nhận lỗi, xin lỗi anh linh của các liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.
Nhận thức rõ sự thiếu sót khi không đề cập cụ thể sự kiện này này trong việc biên soạn sách. Mặt khác sự thật lịch sử trở về đúng nghĩa cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc như bao cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Mặt khác, phải chống lại những luận điệu xuyên tạc như cách Trung Quốc từng nói rằng đây là cuộc chiến tranh tự vệ của họ…
Làm như vậy sẽ khơi dậy được tinh thần yêu nước của người dân và các thế hệ về sau.
Còn nếu im lặng để được lòng nước đã gây ra chiến tranh “ăn cướp” là phản bội dân tộc này…
Post a Comment