Một sao chổi rực sáng tuyệt đẹp bay qua bầu trời là một sự kiện hiếm thấy nhưng trong tuần này, nó không phải là sự kiện hiếm duy nhất bởi sự góp mặt của nguyệt thực nửa tối và 'trăng tuyết'.

Nguyệt thực nửa tối xảy ra sẽ khiến một phần hoặc toàn bộ bề mặt Mặt trăng mờ tối hơn so với thông thường. Ảnh: STScI

Theo Independent, đêm 10/2, người dân ở châu Âu, châu Á, châu Phi và phần lớn châu Mỹ có thể chứng kiến 3 hiện tượng thiên văn hiếm thấy, gồm sao chổi 45P/Honda-Mrkos-Pajdušáková xuất hiện, nguyệt thực nửa tối và 'trăng tuyết'.

Nguyệt thực nửa tối xảy ra đầu tiên vào thời điểm chập tối. Hiện tượng này xuất hiện khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất thẳng hàng (Trái đất ở giữa).

Khác với nguyệt thực toàn phần - hiện tượng khiến Mặt trăng tối đen hoàn toàn - nguyệt thực nửa tối sẽ khó nhận ra hơn. Nếu bầu trời quang đãng, người quan sát có thể thấy một cái bóng mờ phủ lên một phần của Mặt Trăng và khiến phần đó trở nên mờ hơn phần còn lại. Hiện tượng này có thể được chiêm ngưỡng tốt nhất ở khu vực châu Âu hoặc châu Phi. Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát hiện tượng này từ 5h34 đến 6h26 ngày 11/2.

Tuy nhiên, nếu không thể chứng kiến nguyệt thực nửa tối, bạn không cần quá tiếc nuối khi vẫn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng 'trăng tuyết'. Sở dĩ có tên gọi này là do tháng 2 là tháng nhiều tuyết nhất ở các nước. Mặt trăng khi ấy sẽ tròn và sáng rõ.

sao chổiSao chổi 45P/Honda-Mrkos-Pajdušáková bay qua Trái đất năm 2011. Ảnh: NASA

Đáng xem nhất, có lẽ vẫn là sự xuất hiện của sao chổi 45P/Honda-Mrkos-Pajdušáková. Sao chổi này bay đủ gần để người dân trên Trái đất có thể thấy nó. Với màu xanh ngọc sáng chói và phần đuôi tím, rất dễ cho mọi người quan sát trên bầu trời về đêm.

Dẫu vậy, theo các nhà thiên văn, sự kiện đáng chờ đợi trong năm là hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ diễn ra vào ngày 21/8 tới. Sau 99 năm, hiện tượng này mới tái diễn.

Nguyễn Thái (Theo Independent) / Ngaynay.vn

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top