Sáng 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách.

Tại đây, các tấm biển tranh luận vẫn phát huy tác dụng. Nhưng, sau khi có đến hai đại biểu trong cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai lên tiếng tranh luận với Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề Bùi Sỹ Lợi về tình trạng thất nghiệp sau tuổi 35, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã đề nghị các vị đại biểu có thể tiếp tục trao đổi riêng.

Trước đó, cuối phiên thảo luận sáng 31/10, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) nêu thực tế hàng năm, số người từ 30 đến 40 tuổi phải kết thúc hợp đồng lao động tăng mạnh, trong đó chủ yếu là lao động nữ, theo thống kê có khoảng 600 đến 700 nghìn người/năm.

Ngay sau đó, với quyền tranh luận, đại biểu Lợi cho biết khi nghe báo cáo vấn đề này tại Thường vụ Quốc hội thì Ủy ban Về các vấn đề xã hội rất bức xúc và ông đã trực tiếp làm trưởng đoàn đi khảo sát 4 tỉnh: Cần Thơ, Tp.HCM, Đồng Nai và Bắc Ninh.

Ông Lợi khẳng định các doanh nghiệp rất mong muốn giữ lao động ở độ tuổi cao, có kinh nghiệm để làm việc. Nhưng có ba nguyên nhân đẩy lao động ra khỏi doanh nghiệp: một là hết hợp đồng lao động nhưng ở độ tuổi dưới 30. Hai là những người lao động nhảy việc, thấy doanh nghiệp này nhiều lương hơn doanh nghiệp đang làm nên nhảy sang, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp thiếu lao động. Ba là vi phạm pháp luật lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, tỷ lệ lao động đến tuổi 35 ở các doanh nghiệp nhìn chung chiếm tỷ lệ rất thấp, nữ càng thấp, ông Lợi cho biết.

Sáng 31/1, đại biểu  Nguyễn Thị Như Ý (Đồng Nai) đã tranh luận với đại biểu Lợi về lý do chấm dứt hợp đồng lao động mà đại biểu Lợi cho rằng nguyên nhân là từ phía người lao động.

Đại biểu Như Ý nói thực tế ở Đồng Nai cũng như các địa phương khác tỷ lệ lớn người lao động chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động cũng rất nhiều. Bên cạnh lý do thay đổi công nghệ máy móc cơ cấu lại lực lượng lao động thì người sử dụng lao động cũng đã không muốn sử dụng lao động lớn tuổi làm việc nhiều năm vì họ phải trả lương cao, đóng bảo hiểm nhiều, có thể do mắt mờ, tay yếu nên năng suất lao động cũng kém hơn người trẻ.

Việc chấm dứt hợp đồng lao động có thâm niên công tác từ 10-15 năm cho dù không trái với quy định của pháp luật lao động hay chưa đúng với quy định, theo đại biểu cũng đều rất đáng lo ngại.

Trao đổi lại, đại biểu Lợi khẳng định ông không kết luận là một số doanh nghiệp có tư tưởng đẩy lao động cao tuổi ra. "Phải nói là rất nhiều doanh nghiệp cũng có tư tưởng đó và mong muốn người ta cũng như vậy, nhưng không hoàn toàn tất cả các doanh nghiệp đều như vậy. Chúng ta đánh giá cho khách quan", ông Lợi nói.

Cũng dùng quyền tranh luận, đại biểu Bùi Xuân Thống (Đồng Nai) cho rằng Chính phủ, Quốc hội cần chỉ đạo khảo sát này bởi tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi sau 35 không phải chỉ do hết hợp đồng lao động.

Đại biểu phân tích: hiện nay pháp luật lao động quy định là người lao động ký hợp động từ 1-3 năm, doanh nghiệp ký 2 lần thì không phạm luật. Lần thứ hai nếu ký 2 lần thì có nghĩa là 6 năm, lần thứ ba ký là phải ký không thời hạn và thường hết 6 năm doanh nghiệp sẽ dừng, người ta sẽ không ký tiếp, là do chi phí về tiền lương trả cao thêm như đại biểu Như Ý đã nói.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top