Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả kiểm tra thực hiện Quyết định số 648. Cụ thể, ngày 8/5 -10/5 Bộ Công Thương đã thành lập đoàn kiểm tra có đại diện của Bộ Tài chính, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

"Không có sai phạm"

Theo kết quả kiểm tra, trong tháng 4/2019, nhiệt độ ở 3 miền đều tăng cao, đặc biệt là miền Bắc và miền Nam. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tăng 16%, đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhu cầu phụ tải điện toàn quốc ở cả 3 miền trong tháng 4/2019 tăng cao hơn so với tháng trước.

Báo cáo của EVN cho thấy, trong tháng 4 tổng lượng điện thương phẩm tăng 10,26% so với cùng kỳ và tăng 14,23% so với tháng trước.

Phần lớn khách hàng sinh hoạt cả nước dùng điện dưới 200kWh/tháng - chiếm trên 68%. Số lượng khách hàng sử dụng điện trên 200kWh/tháng chiếm tỷ lệ 31,8%.

Bộ Công Thương cho biết qua kiểm tra, chóa đơn tiền điện của nhiều khách hàng sinh hoạt trong tháng 4 tăng do 3 nguyên nhân chính: Sản lượng tiêu thụ điện tăng do nắng nóng, nhiệt độ cao; Tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện 8,36%; Kỳ ghi chỉ số công tơ của tháng 4 là 31 ngày dài hơn 3 ngày so với kỳ ghi chỉ số công tơ tháng trước.

Ngoài ra, Bộ cũng khẳng định công tác ghi chỉ số công tơ, chốt chỉ số, tính tiền điện, áp giá bán lẻ điện và thanh toán tiền điện được thực hiện "đúng theo quy trình".

"Kiểm tra thực tế việc chốt chỉ số công tơ, phát hành hóa đơn tiền điện tại một số khách hàng sử dụng điện sản xuất lớn cho thấy các tổng công ty điện lực đã thực hiện đúng quy định", Bộ Công Thương cho rằng để hạn chế ảnh hưởng của tăng giá điện đến việc sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh như thay thế, sử dụng đèn tiết kiệm điện, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ phù hợp, cải tiến thay thế các thiết bị điện tiêu hao sử dụng nhiều điện, bố trí lại và tối ưu hóa quá trình sản xuất để nâng cao hiệu suất sử dụng điện.

Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, trong tháng Tập đoàn Điện lực giải đáp 71.504 yêu cầu của khách hàng liên quan đến hóa đơn tiền điện. Trong đó có 14.541 kiến nghị khách hàng thắc mắc về chỉ số công tơ điện, hóa đơn tiền điện.

Số liệu thống kê tại Hà Nội và Tp.HCM, dù sản lượng dùng cao hơn nhưng số lượng kiến nghị về chỉ số, hóa đơn ít hơn nhiều so với tỉnh, thành phố khác. Công tác phúc tra được các đơn vị thực hiện đúng quy định và đầy đủ 100% các khách hàng có sản lượng từ 1,5 lần trở lên đến 2 lần.

Bộ Công Thương cho biết, thực tế kiểm tra cho thấy số lượng các khách hàng có địa chỉ cụ thể thắc mắc trên các phương triện thông tin đại chúng không nhiều, và đều đã được giải đáp đầy đủ.

Vì vậy, Bộ Công Thương kiến Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện công tác tuyên truyền đúng về việc điều chỉnh giá điện; phản ánh chính xác, khách quan không đưa tin trái chiều về giá điện; có biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chính giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội.

Bộ Công Thương cũng kiến nghị Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng cường kiểmm tra, giám sát các chỉ tiêu tài chính của EVN, quản lý dòng tiền, thực hiện tái cơ cấu…

Sửa biểu giá điện bậc thang

Về mức giá bán lẻ điện bậc thang, Bộ Công Thương cho rằng điện là một loại hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, việc lưu trữ điện năng rất đắt và tốn kém. Khi huy động các nhà máy điện phát điện, về nguyên tắc ngànhd diện sẽ huy động các nhà máy có điện giá rẻ phát điện trước, nhà máy đắt phát sau đến khi đủ nhu cầu của khách hàng. Vì đặc điểm này, nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin…đều áp dụng giá điện theo bậc thang và giá điện bậc thang sau cũng cao hơn bậc thang trước.

Chẳng hạn ở Mỹ, giá điện chia làm 3 bậc từ 19 cent/kWh đến 42 cent/kWh. Tại Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, …cũng tương tự.

"Trong thời gian qua, Bộ đã lấy ý kiến rộng rãi về phương án giá điện bậc thang, tuy nhiên, khi tính tới các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đơn giản trong sử dụng thì phương án giá điện bậc thang hiện nay vẫn là phương án được nhiều người chấp nhận hơn cả", báo cáo nêu.

Năm 2018, số hộ sử dụng điện trên 100kWh là 9 triệu hộ, chiếm trên 35% do đó giá bán lẻ sinh hoạt cho bậc 1 và bậc 2 được tính toán tương ứng chỉ bằng 90% so với mức giá bán lẻ bình quân nhằm hỗ trợ các hộ có thu nhập thấp, các bậc thang còn lại có giá cao hơn.

Bộ Công Thương nhận định nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao nên việc nghiên cứu, xây dựng biểu giá điện bậc thang mới cho các hộ gia đình là cần thiết. Trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất biểu giá điện mới với mục tiêu giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ, khuyến khích tiết kiệm điện và hiệu quả.

Bộ Công Thương với chức năng quản lý nhà nước về ngành điện sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất báo cáo Thủ tướng về cơ cấu biểu giá điện bậc thang đối với khách hàng  điện sinh hoạy hướng tới mục tiêu giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ. Đồng thời, Bộ xúc tiến tiến độ xây dựng và phát triển thị trường điện với mục tiêu vận hành thị trường bán lẻ cạnh tranh vào năm 2021.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top