Con 20 tuổi, sinh viên một trường đại học ở TP HCM. Sau khi đỗ đại học, con rời quê lên thành phố sống.

Năm 17 tuổi, con viết bài chia sẻ: "Tôi luôn sợ người khác nhìn thấy bất cứ hành động nào của mình", lúc đó con chưa thi đại học. Con đã trải qua rất nhiều biến cố, mỗi lần như vậy đều cố gắng vượt qua.

Học kỳ đầu tiên con học khá ổn, có vài bạn mới. Mọi chuyện xảy ra khi học kỳ hai vì dịch bệnh và kinh tế khó khăn nên con xin tạm dừng học để đi làm. Sau khi hết thời gian một kỳ, con đi học lại nhưng không hòa nhập được với các bạn. Con chán nản dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Cùng với căn bệnh trầm cảm và lo âu, con không thể nào chịu được áp lực học tập ở đại học nữa. Con xác định hết học kỳ 2 này sẽ xin xuống học tại một trường cao đẳng chuyên ngành lập trình web, thế nhưng tâm trạng của con hiện tại rất rối. Con cảm thấy tội lỗi bản thân và có lỗi với mọi người, hơn hết là ngoại con.

Trong cuộc sống thường ngày con gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người. Con đã cố gắng để khắc phục, sau khi lên thành phố con đến bệnh viện tâm thần khám và uống thuốc đều đặn cho đến nay. Con tham gia những phiên điều trị tâm lý nhưng không có kết quả. Bệnh trầm cảm và lo âu của con ngày một nặng hơn. Con cố gắng hết sức để giao tiếp với mọi người, việc đó làm con mất rất nhiều năng lượng. Khả năng giao tiếp của con thua cả một đứa trẻ 10 tuổi. Bị người khác trêu đùa con cũng không biết làm thế nào để đáp trả. Việc giao tiếp kém nên con chỉ đơn độc một mình, nhìn bạn bè cùng trang lứa đi chơi vui vẻ với nhau con thấy tủi thân lắm.

Con nghi ngờ tương lai của mình, không biết sau này đi làm thì có cách nào hòa nhập với đồng nghiệp? Từ hôm nghỉ tết đến nay, chưa lúc nào con cảm thấy bình yên. Cơn trầm cảm cùng sự lo âu cứ hành hạ con mãi, giờ có khi cả ngày con chỉ nằm mà không có sức lực để làm bất kỳ việc gì, kể cả ăn uống. Con muốn cầu cứu mà không có ai bên cạnh. Con nghĩ nhiều điều tiêu cực nhưng còn bà ngoại, bà có chịu được khi con có chuyện gì đó không (bà đã trải qua nỗi đau mất đi mẹ của con rồi)?

Thuận

Độc giả gọi vào số09 6658 1270để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top