Khi sử dụng ethanol hoặc diesel sinh học, ống xả của ô tô sẽ thải ra một lượng khí thải carbon tương với việc sử dụng xăng và diesel.
Năm 2015 là một năm thành công đáng ghi nhận của cộng đồng thế giới trong việc cố gắng phục hồi môi trường thiên nhiên cũng như ngăn chặn hiện tượng nhà kính và ấm lên toàn cầu. Vào ngày 30 tháng 11, Hội nghị khí hậu quốc tế đã được tiến hành tại Paris.
Nhiên liệu sinh học liệu có thật sự tác động tích cực đến môi trường.Nguồn ảnh: sciencelife.com
Trong quá trình diễn ra hội nghị, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã công bố một bản danh sách dài hạn các tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo (RFS) cần phải được đảm bảo thực hiện trong tương lai.
Được lập ra vào năm 2005 và sau đó mở rộng đáng kể bởi Đạo luật Độc lập và an ninh năng lượng (EISA) trong năm 2007, nhiệm vụ của Danh sách RFS là bắt buộc gia tăng tỷ lệ sử dụng ethanol, diesel sinh học và các loại nhiên liệu sinh học khác dùng trong xe hơi và xe tải của Mỹ.
Tuy nhiên, vấn đề này thể hiện hai điều đáng chú ý. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thiết lập mục tiêu chung trong chuẩn mức dùng nhiên liệu sinh học ở mức thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu mà Quốc hội nước này đề ra trong năm 2007.
Bản danh sách RFS mới được cập nhật này cũng gây ra sự tức giận đối với các nghị sĩ ủng hộ sử dụng năng lượng sinh học. Và theo đó, Hoa Kỳ tuyên bố loại bỏ Danh sách RFS ra khỏi chương trình hành động của mình trong việc thực hiện cam kết chung nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon được kí kết tại Hội nghị môi trường thế giới tại Paris.
Nói một cách khác, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ dường như đã nhận thấy rằng kế hoạch bảo vệ môi trường bằng nhiên liệu xanh của quốc gia này là không thực tế. Chính quyền Obama mặc nhiên thừa nhận rằng nhiên liệu sinh học không hề tốt hơn so với nhiên liệu hóa thạch trong việc làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Nếu nhiên liệu sinh học không có được những hiệu quả môi trường thực tế, vì sao chính quyền các nước, điển hình là Hoa Kỳ luôn cố gắng đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ loại nhiên liệu này? Có những động cơ liên quan đến chính trị và kinh tế ẩn giấu đằng sau việc sử dụng nguồn năng lượng sinh học.
Ví dụ như cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nước ngoài, tăng cường sự phát triển của kinh tế nông thôn (nguồn cung các loại rau quả làm nguyên liệu đầu vào). Và bên cạnh đó là đầu tư tăng cường ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai khi nguồn cung nhiên liệu hóa thạch đã cạn kiệt.
Các nhà khoa học đã kết luận rằng, nhiên liệu sinh học hoàn toàn không mang lại những lợi ích về khí hậu và môi trường khi bị đốt cháy. Khi sử dụng ethanol hoặc diesel sinh học, ống xả của ô tô sẽ thải ra một lượng khí thải carbon tương với việc sử dụng xăng và diesel.
Vì sao mọi thứ lại diễn ra như hiện nay? Các yếu tố như giá dầu tăng cao, các cuộc chiến dai dẳng ở Trung Đông, xung đột giữa khối Châu Âu – Mỹ đối với nguồn cung nhiên liệu khổng lồ là Nga cùng với nỗi sợ hãi phi lý cho rằng nguồn cung dầu trên thế giới đã lên đến đỉnh điểm và sẽ bắt đầu tụt dốc.
Tất cả những điều này đã khiến cho các nhà chính trị theo chủ nghĩa cơ hội bắt đầu lao vào vận động các nghị sĩ và các nhà nghiên cứu môi trường về những lợi ích “to lớn” của nhiên liệu sinh học.
Khi càng lúc càng có những bằng chứng rõ rệt về lượng khí CO2 do nhiên liệu sinh học thải ra cũng cao không kém so với nhiên liệu hóa thạch, thì những nhóm ủng hộ lại bắt đầu viện ra một lý thuyết và lợi ích mới.
Đó chính là carbon trung tính. Theo lý thuyết này, họ cho rằng nhiên liệu sinh học sẽ tự động trung tính hóa carbon vì trong quá trình nuôi trồng các loại cây làm nguyên liệu đầu vào thì chúng đã liên tục tái hấp thụ lại carbon từ không khí.
Tuy nhiên, lý thuyết này đã gặp phải rất nhiều sự phản đối đến từ các nhà khoa học. Hiệu ứng trung tính hóa carbon của nhiên liệu sinh học chỉ thật sự có tác động tích cực đến môi trường khi lượng khí carbon hấp thụ vào trong quá trình nuôi trồng nguồn nguyên liệu lớn hơn hoặc bằng so với lượng carbon thải ra trong khi đốt lượng nhiên liệu này.
Tất nhiên, điều này là khó có thể xảy ra trong thực tế. Cây trồng hấp thụ carbon một phần lớn từ đất chứ không phải là không khí. Nếu ăn các loại cây trồng, chúng ta sẽ giải phóng carbon lại về với đất thông qua chất thải. Nhưng khi đốt nhiên liệu sinh học, chúng ta sẽ giải phóng toàn bộ carbon vào không khí và sẽ có khá ít lượng carbon quay về lại với đất. Vì thế, lý thuyết trung tính carbon là hoàn toàn thiếu căn cứ khoa học.
Bên cạnh đó, quá trình chế biến ngô và các loại rau củ khác thành ethanol cũng đã gây ra ô nhiễm môi trường. Khi các hạt ngũ cốc bị chế biến quá nhiều làm nhiên liệu sinh học, thị trường thực phẩm sẽ bị thiếu hụt. Do đó người ta phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác nhằm đáp ứng đủ nhu cầu. Vì thế vấn đề lại càng thêm trầm trọng.
Hiện nay, để phát triển thật sự bền vững và ngăn chặn biến đổi khí hậu một cách hiệu quả, hướng đi tương lai của loài người không gì khác hơn là phải tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng thay thế thật sự xanh và an toàn, ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt…