Gần đây những tay “mẹ mìn” đã có những thủ đoạn bắt cóc trẻ em ngày càng tinh vi. Chỉ cần một phút lơ là, các bậc phụ huynh có thể mất đi con trong nháy mắt.

Giả vờ gây tai nạn rồi “ẵm” em bé đi mất

Chị L. (Hà Đông) đang đèo bé trai 3 tuổi đi trên đường thì bị một kẻ lướt xe máy qua, cố tình huých vào tay chị nhiều lần khiến chị ngã ra đường và bất tỉnh. Ngay sau đó, một người đàn ông khác đi xe máy qua, cúi xuống bế thốc đứa bé lên rồi phóng đi luôn.

Anh T.V.H – chồng chị L. kể anh rời nhà sau vợ vài phút nên khi đến đó, anh phát hiện chị đang nằm mê man dưới đất. Biết vợ gặp sự chẳng lành, anh hốt hoảng định bế vợ đi bệnh viện cấp cứu. Nhưng anh chợt nhớ ra đứa con nên kêu to lên: “Con tôi đâu rồi?”. Lúc ấy, chị bán hoa quả ở gần đó cũng chạy tới và bảo anh có một người đàn ông bế con anh phóng đi về phía Bưu điện Hà Đông.

Anh H. vội vàng tăng ga đuổi theo. Cũng may, đến cầu Am, anh đã đuổi kịp người đàn ông đó. Thấy bố, bé trai khóc nức nở. Anh H. giận dữ quát: “Ông mang con tôi đi đâu?”, thì người đàn ông đó ngập ngừng: “Tôi định đưa cháu đến đồn công an”.

Giả làm thân nhân bắt cóc trẻ sơ sinh

Ngày 8/1/2014, Nguyễn Thị Bích Trâm (Q.7, TP.HCM) xách một giỏ đồ, trong đó có quần áo trẻ em, tã lót, giấy vệ sinh và một hộp sữa đến Bệnh viện đa khoa quận 7, giả như người thăm nuôi rảo quanh các phòng tìm sơ hở của sản phụ vừa sinh để bắt con.

17h30, khi đến phòng hậu sản số 4 trên tầng 2, Trâm gặp chị Nguyễn Thị Minh Tâm vừa sinh bé trai 3,2 kg. Trâm lân la làm quen, khen bé đẹp rồi lấy trong giỏ đồ ra hộp sữa nói: “Em đang đi nuôi chị dâu mới đẻ, có mua hộp sữa nhưng cháu uống không hợp, em tặng chị để khỏi mất công đi đổi”.

  Học sinh tan trường, nhiều kẻ lợi dụng sự thơ dại của các em để bắt cóc (Ảnh minh họa)

21h, anh Trần Văn Hên, chồng chị Tâm xuống ăn cơm thì Trâm than đói bụng. Cô ta rút ra tờ 50.000 đồng đưa chị Tâm nhờ đi mua phở, để em bé cho cô trông nhưng sản phụ từ chối.

Kế hoạch bắt cóc lúc này bị thất bại, Trâm tiếp tục xin ngủ cạnh giường chị Tâm vì “bên chị dâu đông người chật chội”. Đến 8h sáng 9/1, khi anh Hên đem đồ về nhà giặt, chị Tâm vừa vào phòng vệ sinh, Trâm ẵm đứa bé nhanh chóng tẩu thoát, bỏ lại giỏ xách.

Giúp trẻ em phòng chống bắt cóc, xâm hại Nhìn lại những vụ án ở trên để thấy rằng việc hình thành cho con trẻ “kỹ năng tự vệ” trước nạn bắt cóc là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những nguyên tắc bảo vệ con bạn trước nguy cơ bị bắt cóc:

  1. Hãy sử dụng mật khẩu: Khi cho trẻ đi học hoặc gửi trẻ,cha mẹ hãy đưa ra một mật khẩu cho bé. Chỉ bố hoặc mẹ và người nào hay đón bé biết được mật khẩu này. Khi đón bé, hãy nói thầm mật khẩu vào tai để luyện cho bé thói quen. Đồng thời hãy dặn con nhớ rằng, dù người thân hay người lạ tới đón, con nhất định phải hỏi mật khẩu. Nếu người đón không nói được mật khẩu thì bé hãy ngay lập tức chạy và cầu cứu sự trợ giúp từ những người xung quanh.
  2. “Con phải làm gì nếu có người lạ cho con kẹo?”: Dạy bé cần lịch sự và cương quyết từ chối kẹo của người lạ và nhanh chóng trở lại với người chăm sóc bé. Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu kế của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào của người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ.

3.“Con phải làm gì nếu có người lạ kéo tay con đi?”: Trong trường hợp bé bị lôi đi, dạy bé cần kêu khóc thật to để được giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con.

 4. Không nói chuyện với người lạ: Bạn cần dạy trẻ kĩ năng này và cho chúng biết khi có 1 ai đó lạ mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người “lạ mặt đáng tin tưởng” ở gần đó. Những người “lạ mặt đáng tin tưởng” đó là: cảnh sát, lính cứu hỏa và nhân viên cửa hàng để nhờ sự giúp đỡ.

5.Nâng cao nhận thức của trẻ: Dạy trẻ đi với đám đông, nhớ số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát, hãy nhớ ghi lại biển số xe của kẻ lạ mặt, luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe lạ hoặc bất cứ ai đang theo dõi trẻ.

  1. Dạy trẻ để mắt tới…cha mẹ: Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.

 7. Dạy trẻ tự phòng: Không nhất thiết là cho trẻ tham gia một lớp học võ thuật, bạn có thể dạy trẻ những “phản kháng đơn giản” khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Bạn hãy dạy con bạn dùng hết sức hét thật to: “Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi.

  1. Hãy khóa cửa: Rất nhiều trường hợp trẻ em bị bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình. Hãy nhớ khóa tất cả cửa nẻo khi bạn để trẻ ở nhà 1 mình.
  • Hoạt động trong cộng đồng: Bạn hãy dạy trẻ rằng những mối nguy hiểm khôn lường luôn rình rập khi trẻ đi 1 mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu con bạn đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn thì hãy dặn trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn. Những kẻ bắt cóc thường thích bắt trẻ khi trẻ đi 1 mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn.

  • 5 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN DẠY CON PHÒNG KHI BÉ BỊ LẠC ĐƯỜNG

    Trẻ nhỏ rất dễ theo người lạ, do đó, mẹ cần ghi nhớ dặn dò con cẩn thận để tránh bị bắt cóc…Vì vậy bạn cần trang bị cho trẻ những kĩ năng xử lý khi lạc đường càng sớm càng tốt. Dưới đây là 5 điều bước xử lý cơ bản khi bị đi lạc mà bố mẹ cần dạy cho con càng sớm càng tốt.

    1. Nhớ tên bố mẹ và số điện thoại
    2. Lúc nào cũng phải đi cùng người lớn
    3. Nếu bị lạc, hãy dừng lại ngay tại chỗ đó và hét lên
    4. Dạy con tìm những bà mẹ có con nhỏ xin giúp đỡ
    5. Bình tĩnh và tin rằng mọi người sẽ tìm thấy con

    Phụ Nữ Today

Post a Comment

 
Top