Tượng Nữ thần Tự do thể hiện hình ảnh một người phụ nữ mặc áo choàng, tượng trưng cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã...
+14
Đặt trên đảo Tự Do tại cảng New York, tượng Nữ thần Tự do (tên đầy đủ là Nữ thần Tự do soi sáng thế giới - Liberty Enlightening the World) được coi là công trình mang tính biểu tượng của nước Mỹ. Ảnh: Pcwallart.com.
+14
Đây là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước cực lớn do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế với tư cách một tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ. Ảnh: Collecthd.goforhere.com
+14
Tượng Nữ thần Tự do thể hiện hình ảnh một người phụ nữ mặc áo choàng, tượng trưng cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Mỹ. Ảnh: Businessinsider.com.
+14
Việc thiết kế tượng được kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Ảnh: Worldstrides.com.
+14
Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Ảnh: The Atlantic.
+14
Năm 1885 công việc xây dựng bệ tượng bị đe dọa đình chỉ vì thiếu ngân sách. Joseph Pulitzer, chủ bút của nhật báo New York World, phải khởi động cuộc vận động quyên góp để hoàn thành dự án. Chiến dịch vận động của ông đã thu hút trên 120.000 người ủng hộ. Ảnh: The Atlantic.
+14
Bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là Đảo Bedloe. Ảnh: The Atlantic.
+14
Lễ khánh thành bức tượng được tổ chức vào buổi trưa ngày 28/10/1886. Buổi lễ do Tổng thống Grover Cleveland làm chủ tọa với sự tham gia của lực lượng hải quân. Ảnh: The Atlantic.
+14
Công trình có chiều 46 mét cho phần tượng, tính cả phần nền tượng là 93 mét. Đây là một trong những bức tượng lớn nhất thế giới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ảnh: The Atlantic.
+14
Bên trong tượng có một hệ thống khung thép chắc chắn cùng cầu thang xo dẫn lên mũ miện và ngọn đuốc. Lối đi lên ngọn đuốc bị chặn lại từ năm 1916 vì lý do an toàn và nó vẫn còn đóng cửa từ đó đến ngày nay. Ảnh: The Atlantic.
+14
Bức tượng đã đóng cửa để tu sửa lớn vào năm 1938. Vào đầu thập niên 1980, vì có dấu hiệu hư hại, tượng lại trải qua một đợt đại trùng tu nữa. Trong thời gian tu sửa từ năm 1984 đến 1986, ngọn đuốc và phần lớn cấu trúc bên trong cũng được thay thế. Ảnh: The Atlantic.
+14
Sau vụ tấn công ngày 11/9/2001, tượng Nữ thần Tự do bị đóng cửa vì lý do an ninh. Bệ tượng mở cửa lại vào năm 2004 và toàn phần tượng lại đón khách vào xem kể từ năm 2009 nhưng với số lượng hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện. Ảnh: The Atlantic.
+14
Ngày nay, những ai muốn lên phần mũ miện thì phải mua vé đặc biệt, có thể phải đặt mua trước đến 1 năm. Chỉ có khoảng 240 người được phép đi lên đến phần mũ miện mỗi ngày: mỗi nhóm là 10 người, mỗi giờ có 3 nhóm, được kiểm tra an ninh rất chặt chẽ. Ảnh: Listsurge.com.
+14
Từ năm 1984, tượng Nữ thần Tự do đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Weneedfun.com.
Mọi thông tin góp ý và chia sẻ cho CHUYÊN MỤC và BÀI VIẾT , xin quý độc giả vui lòng gửi về hòm thư banbientap@tintuc.vn
|
Let's block ads! (Why?)
Post a Comment