Aristotle được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.

Aristotle1 Bức tượng của triết gia cổ đại Aristotle. (Nguồn: protothema.gr)

Ngày 26/5, giới khảo cổ Hy Lạp thông báo họ đã tìm thấy mộ của triết gia cổ đại Aristotle ở Stageira, thành phố cổ thuộc miền Bắc Hy Lạp.

Aristotle, học trò của Platon và thầy dạy của Alexander Đại đế, sinh năm 384 trước Công nguyên ở Stageira và qua đời năm 322 trước Công nguyên ở Evia, hòn đảo lớn thứ 2 ở Hy Lạp.

Sau dự án khai quật kéo dài 20 năm ở Stageira, cách thủ đô Athens 300km về phía Bắc, nhà khảo cổ Kostas Sismanidis tuyên bố trong một diễn đàn tổ chức ở Thessaloniki, rằng có nhiều dấu hiệu mạnh mẽ ủng hộ giả thuyết của ông, một ngôi mộ được tìm thấy ở Stageira là của Aristotle.

Mặc dù Sismanidis thừa nhận chưa có bằng chứng rõ ràng, song ông nhấn mạnh những phát hiện ở thành phố cổ Stageira cho thấy công trình được khai quật từng được sử dụng làm mộ cho triết gia vĩ đại.

Nhân kỷ niệm 2.400 năm ngày sinh Aristotle, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tuyên bố 2016 là "Năm Aristotle."

Một loạt sự kiện được tổ chức cho đến hết năm, trong đó trường Đại học Aristotle ở Thessaloniki đã tổ chức hội nghị thế giới mang tên "Aristotle 2400 years" nhằm thúc đẩy quốc tế hóa các di bút của ông.

Hội nghị này kéo từ ngày 23-28/5, quy tụ các học giả hàng đầu thế giới về Aristotle, qua đó tạo cơ hội cho họ tới thăm Stageira, nơi sinh của Aristotle và là nơi ông đã truyền kiến thức cho Alexander Đại đế.

Aristotle đã cho ra đời khoảng gần 200 tác phẩm, trong đó chỉ 31 tác phẩm còn tồn tại, tất cả đều mang mọi khía cạnh của cuộc sống và sự tồn tại của con người, từ vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, lý luận học, tu từ học, ngôn ngữ học, kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học và động vật học.

Aristotle được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top