Những thảm họa chìm tàu kinh hoàng như Titanic nổi tiếng thế giới được miêu tả chi tiết trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng.

Cuốn sách tiên đoán về thảm họa chìm tàu Titanic

Trong cuốn sách có tên “Futility, or the Wreck of the Titan” (tạm dịch: Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan) xuất bản năm 1898, tác giả người Mỹ Morgan Robertson đã miêu tả về một thảm họa chìm tàu kinh hoàng. Trong đó, một vụ chìm tàu kinh hoàng đã diễn ra và có nhiều chi tiết trong tác phẩm này trùng hợp đến lạ kỳ với thảm họa chìm tàu Titanic.

giat-minh-nhung-tien-doan-chinh-xac-ve-tham-hoa-chim-tau Thảm họa chìm tàu Titanic được "dự đoán" trong cuốn sách “Futility, or the Wreck of the Titan”.

Cụ thể, nhà văn Robertson đặt tên con tàu trong tác phẩm của mình là Titan. Con tàu này đã đâm vào một tảng băng trôi và bị chìm ở ngoài khơi Newfoundland, Canada vào một đêm tháng 4. Những sự tiết này khá chính xác những gì mà tàu Titanic phải trải qua khi gặp nạn vào ngày 14/4/1912. 

giat-minh-nhung-tien-doan-chinh-xac-ve-tham-hoa-chim-tau-hinh-2 Tác phẩm “Futility, or the Wreck of the Titan” miêu tả khá chính xác thảm kịch chìm tàu Titanic.

Một chi tiết trùng hợp giữa tàu Titan và Titanic khác đó là: hai con tàu được coi là tàu chở khách lớn nhất thế giới thời điểm đó đều được chế tạo bằng thép với ba chân vịt và hai cột buồm. Sức chứa của mỗi tàu vào khoảng 3.000 người. Đặc biệt, xuồng cứu hộ trên tàu Titan và Titanic đều thiếu dẫn đến việc khi xảy ra thảm kịch chìm tàu thì chỉ có khoảng 1/2 hành khách và thuyền viên được cứu sống.

14 năm sau khi cuốn sách có tên “Futility, or the Wreck of the Titan” được xuất bản, tàu Titanic được mệnh danh là con tàu không thể chìm đã gặp thảm kịch chìm tàu kinh hoàng ngày 14/4/1912.

Du thuyền Mignonette bị đắm và Tự truyện của A. Gordon Pym

Nhà văn Edgar Allan Poe đã giới thiệu với công chúng tác phẩm "Tự truyện của A. Gordon Pym" năm 1838. Trong cuốn sách đó, tác giả Poe dẫn dắt bạn đọc vào câu chuyện của 4 người đàn ông lênh đênh trên chiếc tàu săn cá voi Grampus và bị một cơn bão khủng khiếp đánh hư hại và sau đó bị chìm.

Một trong số 4 người đàn ông có mặt trên con tàu bị chìm là Richard Parker đã đưa ra gợi ý rút thăm để xem ai là người nên hy sinh để cứu sống những người còn lại. Kết quả rút thăm là Parker trở thành người đen đủi nhất khi bị giết và trở thành thức ăn để cứu sống những người khác. 

giat-minh-nhung-tien-doan-chinh-xac-ve-tham-hoa-chim-tau-hinh-3 Nhà văn Edgar Allan Poe "tiên đoán" thảm họa du thuyền Mignonette trong cuốn "Tự truyện của A. Gordon Pym".

46 năm sau đó, thảm kịch được miêu tả trong "Tự truyện của A. Gordon Pym" của Edgar Allan Poe trở thành sự thật. Cụ thể, vào ngày 5/7/1884, trên đường du thuyền Mignonette khởi hành từ Southampton, Anh, đến Sydney, du thuyền Mignonette gồm 4 người lập tức hạ chiếc xuồng cứu sinh duy nhất trên tàu xuống biển và thoát chết. 4 người này bao gồm Thuyền trưởng Thomas Dudley, Edmund Brooks, Edwin Stephens và cậu bé 17 tuổi tên là Richard Parker.

Sau nhiều ngày du thuyền bị chìm, ban đầu 4 người sống bằng việc ăn thịt rùa và uống nước biển. Tuy nhiên, khi thức ăn cạn kiệt và cậu bé Parker bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê vì uống nước biển quá nhiều thì điều tồi tệ đã xảy ra. 3 người đàn ông còn lại đã cùng nhau giết cậu bé Parker để sinh tồn. Khoảng một tuần sau, họ được cứu sống.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top