Trong bức ảnh về sao Diêm Vương mới được NASA công bố, người xem như được thấy một tầng mây mỏng bao bọc xung quanh bầu khí quyển của hành tinh lùn.

Sao-Diem-Vuong-duoc-bao-boc-boi-lop-may-mong_1 Hình ảnh mới nhất được NASA công bố thuộc kho dữ liệu do NASA thu thập được từ phi thuyền New Horizons kể từ hồi tháng 7/2015.

Theo NASA mô tả, hình ảnh cho thấy một bóng đen và quầng ánh sáng trắng khá mỏng bao bọc xung quanh. NASA cũng gợi ý thêm rằng, thời điểm chụp có thể đúng lúc New Horizons đang nằm ở hướng ngược ánh sáng Mặt Trời. Do đó, bầu khí quyển của Sao Diêm Vương đã phản chiếu ảnh sáng và tạo nên một cảnh tượng vô cùng ấn tượng đến vậy.

Ảnh chụp sau khi được phóng to đã phần nào gợi ý về sự tồn tại của những đám mây metan trong bầu khí quyển của Sao Diêm Vương. Trong bức hình phóng to bên phải, chúng ta sẽ thấy những đám mây đang lơ lửng trong bầu khí quyển. Những đám mây này phản xạ ánh sáng rất mạnh, do vậy đã tạo nên những điểm sáng lớn trong bức ảnh.

Ở phía ngược lại, chúng ta có thể quan sát bề mặt vùng tối trên Sao Diêm Vương. Bức hình cho thấy địa hình khá gồ ghề với nhiều thung lũng và đỉnh núi mấp mô trên hành tinh Lùn.

Được biết, bức ảnh trên được chụp từ cỗ máyRalph/Multispectral Visual Imaging Camera trên tàu New Horizons khi ở độ cao khoảng 21,5 ngàn km2 so với bề mặt Sao Diêm Vương. Thời điểm chụp chỉ cách khoảng 19 phút sau khi New Horizons tiếp cận vị trí gần nhất.Hình ảnh có độ phân giải lên tới 430 mét/pixel.

Những hình ảnh mới nhất do NASA công bố hứa hẹn sẽ là những bằng chứng quý giá để nhân loại có thể tiến xa hơn trong công cuộc chinh phục vũ trụ trong tương lai.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top