Hồ nước Peschёra ở Nga vừa biến mất sau 1 đêm chỉ để lại một hố nhỏ trên nền đất. Dân địa phương đang mong nước hồ đầy trở lại bởi sự hữu ích của nó.
Hồ Peschёra rộng 200m và sâu 9m nằm trong khu rừng làng Ostashata ở tỉnh Perm, gần núi Ural thuộc Nga. Cư dân cho biết, chỉ sau một đêm, hồ nước biến mất hoàn toàn.
Sáng họ thức dậy, chỉ thấy còn lại vài vũng nước và một cái hố nhỏ kỳ lạ ngay giữa hồ, đặc biệt là không còn sót lại 1 con cá nào. Họ sợ rằng hồ Peschёra cũng biến mất như hồ Lyubimov ở gần đó.
Câu hỏi đặt ra lúc này là: Vì sao hồ nước Peschёra bị cạn hết? Nước hồ và cá đã biến đi đâu? - Một giả thiết cho rằng: đã xảy ra trận động đất mạnh 4,1 độ richter ở gần Sverdlovsk nuốt gọn hết nước hồ.
Một giả thiết khác cho rằng: Người ta khoan ở gần hồ làm hồ bị sụp xuống. Khu vực này vốn có những hang lớn bên dưới, Một hang trong số đó đã bị nứt trần.
Cho dù đã có chuyện gì xảy ra thì dấu vết còn lại cho thấy nước hồ đã bị khô cạn nhanh chóng. Không ai biết cá và nước hồ đã biến đi đâu và hồ nước có đầy trở lại không.
Có lẽ khu vực này giống quận Linn ở Oregon, Mỹ, có hồ nước rộng 0,34km2 và sâu 3m, nằm cách Albany 120,7km về phía đông. Hồ nước này bị biến mất vào mùa hè, chỉ để lại cái hố sâu 1,83m nên được gọi là Lost Lake (hồ nước biến mất). Đến mùa thu, hồ nước lại đầy. Hiện tượng này đã tồn tại qua 12.000 năm do hoạt động núi lửa và sự khô hạn trong mùa hè.
Lời giải thích cho hiện tượng này như sau: Nhiệt độ tăng lên trong mùa hè làm dòng nước chảy ra và vào cân bằng, nước hồ và cá bị hố hút vào hết. Nước ngầm chảy đi 25,7km đến hồ Clear rồi đổ ra sông McKenzie. Đến mùa thu, thời tiết ẩm ướt làm nước hồ lại đầy. Gần hồ Lost có hồ Fish cũng biến mất hàng năm do hệ thống hang ngầm bên dưới.
Hai hồ nước này đều biến mất theo chu kỳ quen thuộc, chỉ có hô Peschёra tự dưng biến mất là hiện tượng lạ. Phải chăng do biến đổi khí hậu?
Post a Comment