Tác giả: FB Chau Doan
Nhưng có những cái tôi biết yêu thương và họ sinh ra để yêu, để chia sẻ nhưng khi bị hỏi: Yêu làm gì, thương làm gì, chia sẻ làm gì, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm bởi những câu hỏi thô thiển (Chau Doan.
.Hoàn toàn đúng. Cảm giác của mình khi nghe bạn Tạ Bích Loan cứ hỏi vặn mấy bạn trẻ làm từ thiện vì ai? cả âm thanh lẫn cách hỏi thô- điều tối kỵ của phụ nữ- xin đừng nhầm cho rằng đó là thẳng thắn- khiến người nghe thật khó chịu. Có lẽ mấy bạn trẻ đi làm từ thiện họ bị bất ngờ và không đủ bản lĩnh như MC Phan Anh lần trước nên thật yếm thế.
.Một CT mở nhưng lại khiến cho con tim, tâm hồn bạn đọc khép chặt! Thế thì khó có thể coi là thành công. Ngoại trừ đó là mục tiêu của Đài TH và những người của CT này quan niệm
————————
- Khi lòng tốt bị tra vấn thì kẻ nêu ra câu hỏi dễ bị ghét rồi. Tại sao, tại sao, vì sao vì sao…? Tạ Bích Loan (xin phép được gọi là TBL) liên tục hỏi, như đang cố nghiến răng bóp một cái gì đấy để lòi cái bản chất (ngầm hiểu là xấu xí) ra khỏi vỏ. Ở đây chúng ta có thể thông cảm cho bạn ấy, với tư cách người dẫn chương trình, bạn ấy cần đóng vai trò như người xúc than liên tục vào máy để cho con tầu chạy với tốc độ đã định, đưa con tầu về bến đúng giờ. Với tư cách “người xúc than” tôi nghĩ TBL làm khá ổn.
-
Ý kiến của tiến sỹ Đặng Hoàng Giang nói mang quần áo lên khiến văn hoá người bản địa bị ảnh hưởng thì không chấp nhận được bởi nó khiên cưỡng, sách vở, vô lý. Khi trẻ em lạnh sun chim, mông tím ngắt thì điều ấy có phải là nét văn hoá bản địa không? Hay ta nên gọi đấy là văn hoá Mông Chim Tím? Bạn Giang bị ném đá vì câu này là chính. Còn một ý nữa khi Giang định lôi vấn đề “hoành tráng” của con số 360 ra thì người xem cảm giác Giang định chế giễu ý đồ người làm từ thiện “hoành tráng”. Chi tiết này cũng hơi khó chịu nhưng thông cảm được bởi Giang là người xách than, giúp một tay cho thợ xúc than TBL, đảm bảo lượng than vào lò đốt được đảm bảo.
-
Có lẽ người xem cũng bức xúc khi biết chi tiết chính quyền địa phương từ chối, khiến những người làm từ thiện phải đổ 3600 những thứ gì ấy vào sọt rác. Đây là sự khốn nạn nhất khiến tôi uất ức nhất. Chính quyền sinh ra để bảo vệ, giúp người dân ổn định cuộc sống, không phải để ngăn chặn bàn tay yêu thương của con người vươn tới con người. Mọi lý lẽ nêu ra đều là đạo đức giả. Việc này cũng giống như việc bắt ne bắt nẹt bạn tây xin phép khi dọn rác vậy.
Nhìn thẳng thắn đi nào. Nguy cơ gì có thể xảy ra khi người dân nhận quà? Bạo loạn à? Hay làm thay đổi thuần phong mĩ tục của địa phương? Sự khốn nạn, bất nhân, đạo đức giả được khoác dưới đủ quy định, sự phô trương quyền hành. Bố tốt mà chúng nó không cho bố tốt. Thế có ức không cơ chứ. Bố muốn làm điều gì tốt mà chúng nó cứ bắt bố phải giải trình, xin phép được thể hiện lòng tốt của bố. Nghẹn cả cổ!
- Tôi tán thành việc làm từ thiện cần sáng tạo, nhìn ra những gì lâu dài, bền vững, cái kiểu cần câu với con cá. Đúng mẹ nó sách quá rồi nhưng sức bố chỉ làm được thế thôi. Bố cũng có con cái cần chăm sóc, có công việc để kiếm tiền. Bố thích mua cái kẹo cho trẻ con, sao chúng mày cứ hỏi cung, rồi lên lớp khuyên nhủ phải nên làm như thế này, thế kia. Việc cá chết, người dân đi biểu tình bị đánh tàn tệ, sao chúng mày không khuyên nhủ bọn an ninh nhẹ tay đi, cứ lảm nhảm khuyên bảo bố để làm giề?
-
Việc mang cái con mẹ rằng đen vì thuốc lào, thuốc lá ra để gửi thông điệp nghe hèn hạ quá đi. Con mẹ ấy thay vì cảm ơn sự quan tâm của người khác, nay lại quay ra chửi người ta. Thế là bọn làm chương trình mừng húm, túm mẹ nó ngay lấy để làm cứu cánh, mừng rỡ có cảnh kết làm thông điệp “sâu sắc” “nhân văn” để dậy dỗ những con bò dại dột có trái tim biết yêu thương chia sẻ.
-
Con mẹ răng đen kia ơi. Khi có người đến hỏi “cuộc sống chị thế nào?” thì riêng điều ấy đã đáng quý rồi, chưa cần cái bánh mì hay gói mì tôm. Nhiều lúc thằng Châu này cô đơn, hồn tim héo hắt mong mỏi cả ngày chẳng ai hỏi dạo này bạn thế nào đây này. Buồn quá, rủ bạn đi uống bia, đến lúc giả tiền nó cứ đi đái đây này. Hu hu!
- Giang dùng từ bố thí. Điều này như tát vào mặt người làm từ thiện.
-
Làm từ thiện để cho chính mình. Điều này đúng trong mọi trường hợp. Tôi là người yêu thương con người, tôi thấy họ khổ, tôi muốn giúp họ để tôi cảm thấy mình là người tốt, làm được điều gì đấy cho họ. Mà suy rộng ra, cái gì mà chăng làm cho mình nhưng cốt lõi vấn đề là cái mình là thế nào. Tôi khát khao danh vọng, tôi muốn làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi của mình. Mà nếu quan chức Việt Nam, những kẻ khát khao danh vọng mà cứ đánh bóng tên tuổi kiểu này thì cũng tốt phải không.
-
Tôi thấy biển bị bức tử, thấy việc xuống đường là quyền chính đáng của người dân, tôi ủng hộ việc ấy vì tôi muốn thấy mình là người cương trực, biết nói lên tiếng nói nội tâm. Tức là nếu nhìn theo một góc độ, cái gì chẳng làm vì cái tôi.
Nhưng có những cái tôi biết yêu thương và họ sinh ra để yêu, để chia sẻ nhưng khi bị hỏi: Yêu làm gì, thương làm gì, chia sẻ làm gì, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm bởi những câu hỏi thô thiển.
Trong khi xem chương trình, mình tự nhiên cảm thấy hơi nao núng với ý định chụp ảnh để gom tiền xây dựng trường học của mình. Bọn ấy thể nào cũng bảo mình làm tự thiện câu like cho mà xem. Nhưng cậu đây thích là làm, đâu phải chỉ mấy câu vớ vẩn mà ngại.
- Ý cuối. Ở đây tôi muốn nói tới sư nguy hiểm của loại trí thức sách vở, xa rời thực tế, giáo điều. Sự nguy hiểm ở chố họ nhìn vấn đề qua đủ mọi lăng kính vớ vẩn, mầu sắc loạn xạ và họ ngồi trong những trường quay để phán xét, dạy bảo, định hướng dư luận, chất vấn ác ý hay thiếu thiện chí đối với những gì đẹp đẽ của con người. Và điều nguy hiểm nhất là đôi khi họ phục vụ, làm theo đơn đặt hàng của quyền lực, thậm chí xuyên tạc, vu khống cho người tử tế.
Có một điều luôn đi vào lòng người là tấm lòng chân thành, sự thông cảm với cuộc đời. Mọi lý lẽ cao siêu, mọi câu chữ trích dẫn sách vở nọ kia không bao giờ có thể thay thế sự chân thành giản dị của con tim.
À, tớ đang cần con Canon Mark III, bạn nào có ý định từ thiện tớ phát thì tớ hứa sẽ không hỏi gì về động cơ, sẽ không truy vấn: cho tớ để làm gì, làm gì đâu nhé. Hihi!
Nguồn: TTXVH
Post a Comment