Theo Forbes, dữ liệu mới từ kính thiên văn Gaia cho thấy ngôi sao Gliese 710 có khả năng gây ra một trận mưa sao chổi lớn đe dọa sự sống trên Trái Đất.

đá trờiẢnh minh họa: Getty

Theo một báo cáo mới đây được xuất bản trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, Gliese 710 sẽ quét qua đám tinh vân Oort tập hợp các sao chổi và vật thể băng đá bao quanh hệ Mặt Trời trong khoảng 1,35 triệu năm kể từ thời điểm này.

Filip Berski và Piotr Dybczński, 2 nhà nghiên cứu thuộc Đại học Adam Mickiewicz (Ba Lan), tính toán rằng Gliese 710 sẽ có tác động mạnh nhất lên các vật thể (sao chổi, thiên thạch, vật thể băng đá,...) thuộc đám tinh vân Oort trong 10 triệu năm tới. Tính toán của 2 nhà khoa học còn cho thấy ngôi sao thuộc chòm sao Cự Xà sẽ vượt qua khoảng cách 13.365 đơn vị thiên văn AU (1 AU xấp xỉ 150 triệu km).

Khi ấy, nó sẽ xuất hiện như một vật thể nhanh và sáng nhất trên bầu trời về đêm. Kết quả của việc Gliese 710 bay qua hệ Mặt trời sẽ vô cùng nguy hiểm khi nó kéo theo một lượng lớn sao chổi thuộc đám tinh vân Oort, tạo thành mưa sao chổi. Nhiều trong số chúng có thể bay vào bên trong hệ Mặt trời và đe dọa đến Trái Đất.

"Gliese 710 sẽ châm ngòi cho một cơn mưa sao chổi với mật độ khoảng 10 sao chổi/năm và cứ thế kéo dài trong khoảng 3 hoặc 4 triệu năm", Filip Berski và Piotr Dybczński cùng khẳng định trong báo cáo.

Đây chắc chắn là tin không vui cho nền văn minh trong tương lai của Trái Đất. Tuy nhiên, chúng ta hy vọng rằng thế hệ sau này sẽ tìm ra cách để làm lệch hướng các sao chổi hoặc thiên thạch đâm vào Trái Đất. 

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top