Sau khi vấp phải nhiều phản ứng gay gắt và bị cấm hoạt động vì vấn đề ô nhiễm môi trường vào năm 2016, Lee & Man mới đây đột nhiên đi vào hoạt động trong sự bàng hoàng của người dân Hậu Giang. Mặc dù nhà máy mới hoạt động thử nghiệm chỉ trong 20 ngày, người dân nơi đây đã lâm vào cảnh sống dở chết dở vì ô nhiễm nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, Lee & Man từng bị tẩy chay ngay chính tại nước nhà vì “dính phốt” ô nhiễm, giờ đây công ty này lại tìm mọi cách xâm nhập vào Việt Nam, đầu độc nguồn nước toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Trung Quốc, Lee & Man là một trong những nhà máy sản xuất giấy lớn nhất, tuy nhiên ngay tại quê hương, nhà máy này cũng dính nhiều tai tiếng và từng bị Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc yêu cầu ngưng sản xuất vì xả thải bất hợp pháp ra Dương Tử – con sông dài nhất Châu Á, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, khiến hàng ngàn người dân nước này lo lắng đổ xô đi mua nước đóng chai về sử dụng. Không được chào đón tại quê nhà, Lee & Man xâm lấn thị trường Việt Nam để sản xuất. Mặc dù đã được dư luận và các chuyên gia cảnh báo, các nhà chức trách địa phương vẫn đón chào Lee & Man như là “một nguồn tăng ngân sách thu nhập địa phương và góp phần phát triển kinh tế”.

Lee & Man từng bị tẩy chay ngay chính tại nước nhà vì “dính phốt” ô nhiễm, giờ đây công ty này lại tìm mọi cách xâm nhập vào Việt Nam, đầu độc nguồn nước toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long.

Khi được hỏi về vấn đề tác động môi trường, lãnh đạo Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam khẳng định sẽ không sử dụng chất NaOH khi đi vào sản xuất. Tuy nhiên, PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL (ĐH Cần Thơ) đã vạch trần sự dối trá của Lee & Man, ông cho biết thậm chí các quốc gia công nghệ tiên tiến trên thế giới vẫn phải sử dụng NaOH đối với mọi quy trình tẩy trắng giấy.

Đáng lưu ý, nếu Lee & Man khẳng định không sử dụng NaOH để tẩy trắng, đồng nghĩa công ty này không có hệ thống xử lý chất độc này. Tức là ngay từ khi có ý định mở nhà máy tại Hậu Giang, công ty này đã có kế hoạch xả hoàn toàn nước thải xuống sông Hậukhông đầu tư cho hệ thống thanh lọc NaOH.

Đại diện chủ đầu tư cũng cho biết là 80% nguyên liệu của nhà máy là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài. Tức là nếu không có quy trình xử lý nước thải hợp lý, Hậu Giang sẽ bị biến thành bãi phế thải của các nước trong khu vực thông qua công ty Lee & Man. Bên cạnh đó, với việc Hậu Giang chỉ cung cấp 20% công suất sản xuất cho nhà máy, tức là khu vực đặt dự án không phải nguồn cung cấp nhiên liệu lớn, hiệu quả sản xuất khá bấp bênh. Điều này có nghĩa là dự án không có hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường, vậy tại sao vẫn được các lãnh đạo địa phương cấp phép hoạt động?


Lee & Man có kế hoạch xả hoàn toàn nước thải xuống sông Hậu và không đầu tư cho hệ thống thanh lọc NaOH.

Trước vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng từ nhà máy, 58 hộ dân sống gần Nhà máy giấy Lee & Man đã gửi đơn kêu cứu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tuấn – phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ hờ hững trả lời “Hậu Giang đã tổ chức đoàn kiểm tra. Mọi thứ đều tốt”. Vậy kết quả kiểm tra đâu, nếu “tốt” tại sao không công khai để chứng minh? Từ vụ Formosa Vũng Áng, đến nhà máy Lee & Man, các nhà chức trách đều trả lời quanh co, bưng bít thông tin.

Tuy nhiên, nhìn từ hậu quả ô nhiễm chỉ trong 20 ngày đi vào hoạt động thử nghiệm đủ thấy, nhà máy giấy Lee & Man là một hiểm họa môi trường nghiêm trọng đối với vùng sông nước Hậu Giang, vùng cây ăn trái trù phú, nuôi trồng thủy hải sản của hạ nguồn sông Cửu Long. Chưa kể vùng này là vùng nước trũng với nhiều kênh rạch kết nối sẽ làm hiểm họa môi trường lan tỏa cho toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long và dẫn tới tình trạng không thể khôi phục nếu bị ô nhiễm.

Người dân phải trùm túi ni lông đi ngủ vì không chịu nổi mùi hôi thối

Trước thực trạng như vậy, các quan chức địa phương vẫn một mực phớt lờ cho phép Lee & Man hoạt động, thậm chí che dấu cho các kết quả kiểm tra tác động môi trường do nhà máy xả thải. Không biết các vị đang bị lệ thuộc điều gì với Lee & Man mà hết mực bao che cho phép nhà máy tự tung tự tác bức tử sông Hậu như vậy? Phải chăng nhờ có “phí lót đường” đã gỡ bỏ lệnh cấm hoạt động, khôi phục giấy phép sản xuất của Lee & Man, để các quan chức địa phương “tai không nghe, mắt không thấy” tình cảnh cùng quẫn khi hàng ngày bị tra tấn bởi mùi hôi thối, tiếng ồn nhức óc, hít bụi than thay cho Oxi của người dân nơi đây?

Người dân Hậu Giang sẽ còn phải đối mặt với tình cảnh sống dở chết dở như vậy nếu tiếp tục bị những người từng hứa sẽ “hết lòng phục vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân” bán đứng cho các dự án như Lee & Man. Hiện nay, không chỉ có nhà máy giấy ở Hậu Giang, hàng loạt các dự án khác của Trung Quốc đang được triển khai trên khắp lãnh thổ Việt Nam, cùng với sự tiếp tay của các vị lãnh đạo địa phương, Việt Nam đang dần trở thành bãi phế thải lớn nhất của Trung Quốc.

Mai Nguyên / Bluevn

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top