Nhiều người nghĩ rằng tê giác là "lính chữa cháy tự nhiên" bởi nếu thấy trong rừng có lửa chúng sẽ tới dập tắt bằng được. Nhưng thực tế, có thật là loài vật này sợ cháy rừng nên mới hành động như vậy?
Chắc hẳn, những người từng xem bộ phim "Thượng đế cũng phải cười" (1980) không quên một cảnh khá đặc biệt khi hai nhân vật đang ngồi sưởi trong một khu rừng, đột nhiên một con tê giác lao tới đống lửa và dùng chân dậm liên hồi cho tới khi lửa tắt.
Cảnh quay này khiến mọi người nghĩ rằng để đảm bảo an toàn cho khu rừng, con tê giác mới có hành động như vậy. Và nếu đúng như thế, tê giác sẽ là loài vật mà bạn cần chúng ở bên mỗi khi bạn nướng thịt trong lò, chỉ đề đề phòng hỏa hoạn.
Duy chỉ có một điều, thực tế tê giác lao tới dập lửa chưa hẳn là vì lí do an toàn của khu rừng. Một tài liệu khoa học nghiên cứu về tê giác năm 1974, người ta nhắc tới một tín ngưỡng của người Myanmar rằng tê giác bị thu hút bởi ánh lửa. Khi phát hiện ra, chúng sẽ lao tới 'dẫm và nghiền nát' như thể muốn ăn ngấu nghiến đống lửa. Và từ đó, mới có huyền thoại về loài tê giác 'ăn lửa'.
Tuy nhiên, điểm chú ý của câu chuyện trên nằm ở chỗ nó được kể lại bởi những tộc người bản xứ. Không ai thực sự nhìn thấy tê giác dập lửa với sự thích thú. Và chúng ta cũng cần biết có rất nhiều loại tê giác trên thế giới. Và loài tê giác đen xuất xứ từ châu Phi không hề có hành động dập lửa nếu phát hiện đám cháy.
Nhưng một thực tế là tê giác không thích con người, chúng sợ con người và hành động lao tới đống lửa chỉ vì muốn tấn công. Bởi nhiều người thường đốt lửa để xua đuổi các loài thú dữ. Trong trường hợp này, nó vô tác dụng với tê giác.
Video: Cảnh tê giác dập lửa trong phim "Đến thượng đế cũng phải cười"
(Nguồn: "The Gods Must Be Crazy (1980). C.A.T. Films")
Post a Comment