Dưới đây là một số cái chết kỳ lạ nhất thời Phục hưng, khiến nhiều người kinh ngạc bởi những nguyên nhân tử vong không thể tin nổi.

Arthur Aston

Bốn cái chết kỳ lạ nhất thời Phục hưng

Sir Arthur Aston là một người lính nổi tiếng chiến đấu dưới trướng vua Charles I của Anh trong cuộc nội chiến năm 1642. Tuy nhiên, vào năm 1644, Arthur Aston bị ngã ngựa và mất một chân. Sau đó, ông được lắp một chiếc chân giả bằng gỗ.

Tuy nhiên, đến năm 1649, Sir Arthur Aston bị đám đông đánh cho đến chết bởi vì họ nghi ngờ rằng ông đã giấu những đồng tiền vàng trong chân giả làm bằng gỗ. Cái chết của Sir Arthur Aston là một trong những ví dụ điển hình về những cái chết kỳ lạ nhất thời Phục hưng.

François Vatel

Bốn cái chết kỳ lạ nhất thời Phục hưng

François Vatel là đầu bếp nổi tiếng của Pháp thời Phục hưng khi phục vụ nhiều người nổi tiếng trong xã hội. Cái chết "lãng xẹt"của đầu bếp này khiến nhiều người ngạc nhiên. Cụ thể, năm 1671, đầu bếp Francois Vatel được giao nhiệm vụ quan trọng đó là nấu ăn cho vua Louis XIV tại lâu đài Chateau de Chantilly.

Theo các câu chuyện kể về François Vatel, đầu bếp nổi tiếng này đã tự sát bằng cách dùng kiếm đâm vào tim mình chỉ vì một lô cá không được mang đến khu bếp để ông nấu nướng phục vụ nhà vua.

Jean-Baptiste Lully

Bốn cái chết kỳ lạ nhất thời Phục hưng

Là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp gốc Italy, Jean-Baptiste Lully chính là người soạn thánh ca Te Deum cho Vua Louis XIV năm 1687. Do quá tập trung trong việc soạn thánh ca Te Deum nên Jean-Baptiste Lully đã giữ nhịp điệu bằng cách gõ gậy xuống nền nhà (một cách “thử” que của Nhạc trưởng trước khi sử dụng chính thức thời đó) mà quên mất việc dừng đập vào ngón chân cái của mình khiến nó bị mưng mủ.

Hậu quả là một thời gian sau đó ngón chân cái của ông bị hoại tử. Ngay cả khi biết bệnh tình của mình, Jean-Baptiste Lully không đồng ý cho các bác sĩ cắt bỏ ngón chân bị hoại tử. Vài tháng sau, nhà soạn nhạc nổi tiếng chết theo cách không giống ai chỉ vì sự cố chấp, ương ngạnh của bản thân.

Thomas Urquhart

Bốn cái chết kỳ lạ nhất thời Phục hưng

Là một nhà quý tộc Scotland, Thomas Urquhart còn được biết đến với vai trò là một nhà văn, dịch giả và là người đầu tiên dịch tác phẩm của François Rabelais sang tiếng Anh

Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm văn chương, Thomas Urquhart còn khiến nhiều người ngạc nhiên về cái chết kỳ lạ của ông. Cụ thể, năm 1660, dịch giả người Scotland này đã chết vì cười sau khi nghe tin vua Charles II của Anh trở lại nắm quyền.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top