Tên khoa học của rắn hổ mang phun độc cổ đen là Naja nigricollis. Chúng là loài rắn đặc hữu, chuyên sống ở các quốc gia vùng Nam Phi như Namibia, miền Nam Angola và nước Nam Phi.

Với các hoa văn khoang trắng (hoặc vàng nhẹ) và khoang đen (hoặc nâu) trên cơ thể, rắn hổ mang miền Nam Phi còn có cái tên là "Rắn ngựa vằn" (Zebra Snake).

Một con rắn ngựa vằn có thể dài tối đa 1,5 mét. Cũng như nhiều loài hổ mang phun độc khác, rắn ngựa vằn cũng bành cổ rộng ra và có thể phóng nọc độc từ răng nanh vào kẻ thù khi cảm thấy bị đe dọa.

Mặc dù nọc độc của rắn ngựa vằn không quá nguy hiểm như hổ mang chúa nhưng chúng có thể khiến nhiều loài động vật gặm nhấm nhận cái chết trong vòng vài giây.

Giống như rắn hổ mang phun nọc khác, chúng có thể đẩy nọc độc từ răng nanh của mình khi bị đe dọa. Nọc độc gây kích thích da và có thể gây mù vĩnh viễn nếu nó xâm nhập vào mắt.

Cũng như phần lớn các loài rắn khác, thị giác vào ban ngày của rắn ngựa vằn này bị hạn chế rất nhiều. Bù lại, khả năng định vị con mồi bằng chiếc lưỡi 2 nhánh có thể giúp chúng di chuyển và săn mồi chính xác vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Lẽ dĩ nhiên, con mồi của nó là tắc kè hoa với khả năng ngụy trang bậc thầy cũng không gây khó khăn gì cho hổ mang phun độc cổ đen. Vì lưỡi của chúng có thể cảm nhận được nhiệt và mọi cử động của con mồi.

Con tắc kè hoa sau khi cố gắng bỏ chạy, nó vẫn không thoát được "lưỡi hái tử thần" rình rập ngay cạnh.

Sau nhát cắn tấn công nhanh khủng khiếp của rắn ngựa vằn, con tắc kè hoa chỉ kịp đổi màu da lần cuối cùng và trở thành "diễn viên" cho rắn ngựa vằn thưởng thức những giây phút cuối đời của con mồi tội nghiệp.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top