Con người có tổng cộng 5 giác quan cơ bản, tuy vậy rất nhiều lần chúng ta nghe thấy cụm từ giác quan thứ 6 hay linh cảm, linh tính. Vậy giác quan thứ 6 thực sự là gì?
Đây là khái niệm chỉ khả năng tiếp nhận thông tin của con người qua một kênh siêu nhiên, vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường kia. Cho đến nay, khả năng siêu phàm này vẫn còn là một điều kỳ bí đối với nhân loại.
Trong lịch sử, đã có nhiều minh chứng cho giác quan thứ 6. Nhà bác học Nga, Mendeleev (1834-1907), người phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nhìn thấy toàn bộ bảng tuần hoàn hiện ra trước mắt trong giấc mơ.
Điều này có thể giải thích được bởi lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm về vấn đề này và đến khi "chín muồi", kết quả hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy ghi chép lại.
Năm 1920, lần đầu tiên khái niệm "giác quan thứ 6" đã được nhà khoa học Rudolf Tischner, người Đức xây dựng và phát triển.
Ông định nghĩa khái niệm này bằng cụm từ Extra Sensory Perception (ESP), ám chỉ năng lực tiếp nhận thông tin thông qua một loại giác quan nằm ngoài 5 giác quan cơ bản.
Năng lực ESP được ông tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là khả năng thần giao cách cảm, xuyên thấu, dự đoán tương lai, tác động sự vật bằng ý chí và nhìn lại quá khứ.
Tiến sĩ Gary Klein, tác giả cuốn sách "Trực giác hoạt động" cho rằng, cái mà người ta thường gọi là khả năng nhìn thấy cái vô hình chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người.
Đặc biệt, đối với những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra những quyết định sinh tử và tức thì như lính cứu hỏa, y tá cấp cứu hay lính trận là những người thường thấy xuất hiện giác quan thứ 6.
Họ thường thực hiện các hành động theo một linh tính nào đó trong những tình huống khẩn cấp khi họ không thể chọn lựa hay đưa ra một quyết định có ý thức. Đọc thêm: "Giác quan thứ 6": Những câu chuyện rùng rợn có thật.
Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao? – Cơ thể người", trang 81-82, NXB Hồng Đức
Post a Comment