Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump đã đề cập rất nhiều đến việc giảm toàn cầu hóa và các cuộc chiến thương mại có thể xảy ra.

Ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, cho biết ông sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và nói rằng ông sẽ mang hàng triệu việc làm trở lại cho người dân Mỹ.

Trang tin Insider Business dẫn nguồn một phân tích của ngân hàng Deutsche Bank đánh giá về khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng này đã xếp hạng các ngành công nghiệp của Mỹ theo một chỉ số đo sản xuất và nhu cầu tiêu thụ nội địa trong năm 2015 để thấy khả năng tự cung ứng của Mỹ với giả định rằng Mỹ không xuất khẩu hàng hóa. Ví dụ, nếu Mỹ cần 100 thắt lưng da trong năm 2015, và nước này tự sản xuất được 80 chiếc, thì tỷ lệ này sẽ là 80%.

Ngành công nghiệp nào có chỉ số càng thấp thì chứng tỏ ngành đó đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hàng hóa nhập khẩu.


Những ngành sản xuất của Mỹ bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu

Theo biểu đồ trên, có thể thấy ngành dệt may và da dày của Mỹ chỉ đáp ứng 36,6% nhu cầu tiêu thụ nội địa, giảm gần một nửa so với năm 1997 là 60%.

Tương tự, ngành máy tính và điện tử cũng bị suy giảm nặng, mặc dù khối lượng sản xuất vẫn cung cấp được cho 60,5% nhu cầu nội địa của Mỹ.

Ngược lại, những sản phẩm nội địa của Mỹ như giấy, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, thuốc men và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn đều đảm bảo trên 90% nhu cầu nội địa. Chỉ số của những ngành công nghiệp này cũng không thay đổi nhiều so với năm 1997 và 2005. Như vậy, những ngành công nghiệp này của Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều bởi hàng nhập khẩu.

Phân tích của Deutsche Bank chia các ngành thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là những ngành công nghiệp ngày càng suy giảm, bao gồm máy tính và điện tử, nội thất, thiết bị và linh kiện điện tử. Ví dụ, sản lượng sản xuất máy tính và điện tử trong năm 1997 đáp ứng được 92% nhu cầu nội địa, nhưng năm 2006 chỉ đáp ứng được 72% và đến 2015 chỉ còn 61%.

Nhóm thứ hai là những ngành công nghiệp bị phá hủy nặng nhất do sự lấn át của hàng nhập khẩu, gồm dệt may, ô tô, rơ-moóc và linh kiện ô tô.

Nhóm thứ ba là ngành công nghiệp khai thác dầu khí và những ngành còn lại. Sản lượng sản xuất những sản phẩm này khá ổn định và thậm chí là tăng trưởng mặc dù nhu cầu nội địa thấp.

Theo thời gian, hàng nhập khẩu đe dọa ngày càng nghiêm trọng đến nhóm ngành công nghiệp sản xuất thứ nhất và thứ hai. Tình trạng này đã diễn ra từ trước năm 2006.

Các nhà kinh tế cũng phân tích về một kịch bản khi thâm hụt thương mại của từng ngành công nghiệp giảm 10% sẽ tác động như thế nào đến GDP. Họ phát hiện rằng một ngành sản xuất có thể làm gia tăng GDP nhưng không nhất định sẽ mang lại nhiều việc làm cho người Mỹ, và ngược lại.kich ban

Ngành công nghiệp máy tính và điện tử có thể góp phần gia tăng 18 tỷ USD cho GDP, đồng thời mang lại rất nhiều việc làm. Tuy nhiên, ngành khai thác dầu khí có thể góp phần làm tăng GDP của Mỹ, nhưng không tác động nhiều đến thị trường việc làm giống như ngành dệt, may mặc và da dày.

Đề xuất của các nhà kinh tế trong cuộc chiến thương mại của Mỹ là: Chính phủ nên ưu tiên phát triển các ngành sản xuất khác nhau tùy theo mục tiêu tăng trưởng GDP hay số lượng việc làm.

Nếu Mỹ muốn đạt mức độ tăng trưởng kinh tế đột phá với giá trị GDP cao, thì nên ưu tiên thúc đẩy ngành công nghiệp máy tính, điện tử, và ngành ô tô và linh kiện ô tô. Ngược lại, khi kinh tế Mỹ nhắm đến mục tiêu tăng số lượng việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực thu nhập thấp, chính phủ nên ưu tiên thúc đẩy ngành dệt may và da dày.

Diệu Linh / ĐKN

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top