Cá hồi là loài cá tìm về cội nguồn vào cuối đời, chúng chết tại chính nơi chúng đã sinh ra.

Cá hồi giống như tên gọi của nó, là loài cá sẽ hồi hương về nơi mà chúng đã ra đi. Được sinh ra ở vùng nước ngọt nhưng khi trưởng thành loài cá này sẽ theo các dòng sông bơi ra đại dương, nơi chúng có thể thỏa sức vẫy vùng.

Loài cá bé nhỏ này có thể khiến bạn phải suy ngẫm rất nhiều và rút ra những bài học cuộc sốngthú vị, hãy cùng tìm hiểu xem đó là những bài học nào nhé!

Giống như một vòng tròn khép kín, cá hồi sinh ra ở đâu sẽ tìm cách quay trở lại đó, chúng phải bơi ngược dòng sông để lên thượng nguồn, đây rõ ràng là việc làm khó khăn hơn rất nhiều việc bơi thuận theo dòng nước.

Nhưng tại sao chúng lại phải khổ nhọc như vậy?, hơn nữa có rất nhiều dòng sông đổ ra biển chứ không phải một, ấy vậy mà cá hồi vẫn tìm về một cách chính xác dòng sông nơi nó đã ra đi khi nhỏ.

Quả là điều bí ẩn khi chúng có thể nhớ đường về quê cũ, nhà sinh vật học người Mỹ Hasler đã tiến hành 20 năm nghiên cứu và cho rằng chính mùi vị của dòng sông giúp cá hồi nhớ được đường về cố hương của mình.

Chúng sẽ trải qua hành trình dài 3000 dặm với vô vàn khó khăn, ghềnh thác chảy xiết và kẻ thù nguy hiểm như gấu rình rập. Nhưng điều đó vẫn không làm loài cá này chùn bước mà chúng luôn tiến về nơi chúng đã chào đời.

Trên đường tìm về cội nguồn, chúng sẽ gặp phải các động vật ăn thịt như gấu, sói,... ngoài ra những dòng nước chảy xiết cũng khiến chúng ngày càng xác xơ, đuối sức.

Khi tới các ghềnh thác cao, chúng phải bật nhảy hết sức mình để tới thượng nguồn, khi đó chúng ta sẽ thấy một khung cảnh vô cùng tuyệt diệu mà hàng ngàn con cá hồi thi nhau nhảy lên. Hết lần này đến lần khác, thất bại không làm chúng nản lòng.

Chỉ những con nỗ lực mới có thể vượt qua, những con còn lại đều phải để trứng ở thấp hơn hoặc chết trước khi tới thượng nguồn.

Tại sao ư? Bản băng luôn thúc giục chúng phải làm vậy, chúng cần một nơi để cho thế hệ sau của mình có thể phát triển một cách tốt nhất. Đó chính là dòng chảy liên tục của cuộc sống, là một chu trình khép kín vòng tròn.

Chỉ khi đã đẻ trứng ở một nơi an toàn, chúng mới yên tâm "nhắm mắt, xuôi tay" mà thả mình theo dòng nước trôi đi, hoàn thành công việc ý nghĩa nhất của cuộc đời mình. Tình yêu của bố mẹ dành cho con cái thật vĩ đại.

Họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng chỉ để thế hệ sau có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sáu mươi ngày sau khi ra khỏi lòng mẹ, trứng cá hồi mới nở. Chúng sẽ ở lại đây vài tháng trước khi đủ lớn để bơi ra đại dương rộng lớn để sau đó lại tiếp tục hành trình mà bố mẹ chúng đã trải qua.

Bài học thứ 2: "Lá rụng về cội"

Hành trình của cá hồi cũng giống như một hành trình giác ngộ vậy, chúng thỏa mình vẫy vùng trong đại dượng bao la khi còn trẻ nhưng khi đã "già", chúng lại tìm cách quay trở về với nơi mình đã sinh ra.

Một hành trình khó khăn, gian khổ để tìm về bản ngã của chính mình. Điều đó giống như một sự giác ngộ vậy!

Sau những cuộc trải nghiệm kiếm tìm trong cuộc sống khi còn trẻ, những lữ khách mệt nhoài có thể đau khổ, mất mát, thậm chí hy sinh tính mạng trên con đường tìm về chính mình, thế nhưng nếu nỗ lực không ngừng, họ đều tìm về được bản ngã của mình.

Giống như lời nhạc trong bài hát "Cát bụi" nổi tiếng của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai tôi về làm cát bụi..."

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top