Loài sinh vật đáng sợ, nhiều chân này được phát hiện tình cờ ở Thái Lan. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi tập tính mới lạ của loài rết này.
Loài rết lưỡng cư này được phát hiện tình cờ ở Thái Lan, có tên khoa học là Scolopendra cataracta - nghĩa là "thác nước" trong tiếng Latin.
Đây là loài rết lưỡng cư đầu tiên trên thế giới, vừa có thể bơi lội thoải mái dưới nước, vừa có thể “đi bộ” tự do trên cạn.
Chúng có thân hình khá lớn với chiều dài lên đến 20cm.
Giống như tất cả các loài rết khác, chúng có nọc độc đáng sợ và ăn thịt. Hiện tại, loài vật mới được phát hiện này dường như chỉ sống ở khu vực Đông Nam Á.
George Beccaloni là người phát hiện ra loài rết này tại Thái Lan và đặt câu hỏi về xuất xứ của nó.
“Tất cả các con rết Scolopendra trưởng thành đều có thể cắn rất đau. Răng nanh có độc của nó có thể xuyên qua da của chúng ta" - Edgecombe nói.
Edgecombe cho biết ông thực sự kinh ngạc khi thấy con rết "lao vào nước, uốn lượn thân mình và bơi nhanh như một con lươn - đây là điều chưa bao giờ thấy ở một con rết bình thường".
Hiện tại, các nhà khoa học mới phát hiện 4 mẫu vật của loài rết này. Trong đó, 2 mẫu được lấy từ Lào, 1 mẫu được Beccaloni lấy từ Thái Lan, và một mẫu được thu thập tại Việt Nam vào năm 1928 và hiện đang ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London.
Post a Comment