Số liệu từ năm 1900 tới nay tiết lộ phần nào động cơ và cách thức gây án của những kẻ giết người hàng loạt cũng như ai có thể là mục tiêu mà chúng nhắm tới.
Những năm 1990, Tiến sĩ Mike Aamodt, khi đó là giáo sư tâm lý học tại Đại học Radford (Mỹ), bắt đầu thu thập dữ liệu về những tên giết người hàng loạt. Vào thời điểm đó, thông tin "không có nhiều trên mạng” nên ông và các học trò phải kiểm tra hồ sơ của những tên giết người hàng loạt trên thế giới bằng phương pháp thủ công.
Họ thu thập dữ liệu của gần 3.000 tên tội phạm và 10.000 nạn nhân. Việc nghiên cứu số liệu từ năm 1900 tới nay đã làm sáng tỏ phần nào động cơ và cách thức gây án của những kẻ giết người hàng loạt cũng như ai có thể là mục tiêu mà chúng nhắm tới.
Động cơ gây án?
Khi nhắc tới những kẻ giết người hàng loạt như Ed Gein hay John Wayne Gacy, người ta thấy đây là những tên tội phạm có vấn đề về trí óc, thường mắc bệnh tâm thần. Những kẻ này thường gây tội ác trong bộ dạng của những chú hề hoặc ăn thịt các nạn nhân.
Nhưng định nghĩa của FBI về những kẻ giết người hàng loạt (phổ biến nhất) lý giải như sau: Giết người hàng loạt là hành động giết hại từ hai nạn nhân trở lên theo cùng một phương thức và các vụ xảy ra riêng biệt. Theo định nghĩa này, những tên giết người điển hình không chỉ gồm Charles Manson (tên tội phạm khét tiếng đã sát hại 7 người, trong đó có cả Sharon Tate, một nữ diễn viên đang mang thai) mà còn là các thành viên băng đảng tội phạm có tổ chức.
Tiến sĩ Aamodt và các cộng sự đã phân tích những thông tin về hàng nghìn kẻ giết người hàng loạt được công khai trên các clip tin tức, bản án của tòa hay qua các cuốn sách. Họ chú ý tới mọi chi tiết về động cơ gây án của những kẻ tội phạm (qua quá trình thẩm vấn, điều tra). Kết quả, họ nhận thấy động cơ của đa phần những kẻ giết người liên tiếp là để “thỏa mãn” ý thích của chúng,
Chiêu thức gây án?
Những tên giết người hàng loạt thường có những “kỹ thuật” giết người ghê tởm. Ví dụ, Jeffrey Dahmer, kẻ giết 17 nam thanh niên trong những năm 1970 và 1980, đã khoan lỗ vào đầu nạn nhân và bơm axit vào bên trong trước khi bóp cổ họ.
Trước đây, phần lớn những kẻ giết người hàng loạt chọn phương pháp “dễ dàng hơn”. Gần một nửa trong tổng số 9.915 nạn nhân của những kẻ giết người hàng loạt ở Mỹ chết vì bị bắn.
Hiện giờ, 21,7% nạn nhân thiệt mạng sau khi bị bóp cổ, 14,8% bị đâm và 9,2% bị đánh bằng dùi cui. Ít gặp hơn, 145 nạn nhân bị tấn công bằng rìu cho tới chết, 94 người bị dìm chết vũ lực, và 63 nạn nhân bị thiêu sống.
Những kẻ có IQ cao thích dùng phương pháp đánh bom và đầu độc
Những kẻ phạm tội thường dùng cớ “bị tâm thần” để tránh án tử hình và những bài kiểm tra IQ chính là cách để giới thực thi luật pháp đánh giá năng lực tâm thần của tội phạm.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy mối liên hệ giữa điểm IQ và cách thức gây án của những kẻ giết người hàng loạt.
Chỉ số IQ từ 85 tới 100 được coi là trung bình ở Mỹ. Những kẻ giết người hàng loạt bằng cách đánh bom thường có chỉ số IQ "vượt trội" với mức trung bình là 140. Những kẻ có IQ thấp hơn thường dùng “kỹ thuật” thông thường như bắn, hay đánh nạn nhân bằng dùi cui.
Ai có thể là nạn nhân?
Quan sát kỹ dữ liệu về những kẻ giết người hàng loạt, chúng ta có thể 9.915 nạn nhân của kẻ thủ ác tại Mỹ là ai.
Theo giới tính, tỷ lệ nạn nhân là nữ cao hơn so với nam giới. 2/3 nạn nhân là người da trắng. Những người trẻ tuổi càng dễ là mục tiêu của những kẻ giết người. Khoảng 18% nạn nhân dưới 18 tuổi trong khi chỉ 10% ở độ tuổi trên 60.
Bên cạnh đó, khu vực sinh sống cũng tác động tới khả năng bạn nằm trong tầm ngắm của những kẻ giết người. Bản đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ nạn nhân của những kẻ giết người hàng loạt ở các bang của Mỹ, giai đoạn từ năm 1900 đến nay (dựa theo số liệu dân số từ điều tra dân số năm 2015).
Cho tới nay, thủ đô Washington DC là khu vực có tỷ lệ nạn nhân của các vụ giết người hàng loạt cao nhất tại Mỹ, với 25 người/100.000 dân.
Số lượng các vụ giết người đang giảm
Các vụ giết người hàng loạt tại Mỹ đã giảm sau nhiều thập kỷ, khi số lượng các vụ án đạt mức cao nhất vào năm 1980 và đang có xu hướng giảm dần.
Chỉ 40 năm trước đây, gần 1/3 số lượng những kẻ giết người hàng loạt tại Mỹ gây án từ 5 lần trở lên mà chưa bị phát hiện. Giờ đây, con số này giảm khi gần một nửa số lượng những kẻ giết người hàng loạt bị bắt sau 2 vụ án mạng.
Post a Comment