Mới đây, các nhà khoa học NASA phát hiện những đám mây điện màu xanh khác thường trên bầu trời Nam Cực. Đây là "tín hiệu ngầm" cảnh báo về tình hình Trái Đất.
Mỗi năm, một "loạt" đám mây điện màu xanh hay còn gọi là mây dạ quang thường xuất hiện ở Nam Cực trong một khoảng thời gian nhất định.
Chúng thường phát ra ánh sáng rực rỡ từ những lớp tinh thể nước đá dày đặc. Khói bụi phát sáng của những đám mây này có thể nhìn thấy được từ ngoài không gian.
Tuy nhiên, theo những hình ảnh mà tàu vũ trụ của NASA mới ghi nhận được cho thấy, những đám mây dạ quang xuất hiện ở Nam Cực sớm hơn so với dự kiến trong năm nay.
Các nhà khoa học đang nỗ lực để giải thích lý do tại sao lại thấy hình ảnh những đám mây kỳ lạ phát sáng suốt hơn 2 tuần qua ở Nam Cực.
Hiện tượng mây dạ quang, hay mây "phát sáng vào ban đêm" thường xuất hiện ở cả hai bán cầu vào những đêm mùa hè, nhưng hình như chúng được kết nối với những thay đổi theo mùa diễn ra ở tùy mức độ cao hay thấp.
NASA theo dõi các chuyển động của những đám mây dạ quang thông qua con tàu vũ trụ AIM.
Trong khi các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ Trụ Mỹ (NASA) đang quan sát ở cả hai bán cầu, thì phát hiện những đám mây điện chỉ xuất hiện trên bầu trời Nam Cực kéo dài từ khoảng giữa tháng 11 đến đầu tháng 12.
Các nhà khoa học cho biết, kể từ khi tàu vũ trụ AIM theo dõi chuyển động thay đổi ở hai bán cầu, thì họ đã phát hiện thấy những đám mây này bắt đầu hình thành ở Nam Cực.
Nhưng năm nay, chúng đến vào ngày 17/11và đây được coi là ngày bắt đầu xuất hiện những đám mây điện màu xanh sớm nhất từng được ghi nhận. Trước đó, các nhà nghiên cứu chưa từng một lần tận mắt trong thấy những đám mây khác lạ này.
Mây điện màu xanh (mây dạ quang) lần đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1805, sau khi núi lửa Krakatau ở Indonesia phun trào và phát tán rất nhiều tro bụi vào bầu khí quyển.
Các nhà khao học cho biết, mây dạ quang là những đám mây cao nhất, hình thành cách bề mặt Trái Đất khoảng 80 km, thuộc tầng giữa khu vực ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và không gian vũ trụ.
Chúng thường xuất hiện trong những khoảng thời gian giao mùa ở Bắc Cực và Nam Cực. Khi màn đêm buông xuống, mặt trời chiếu sáng cho những đám mây, và khiến chúng phát sáng sắc xanh.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng mây dạ quang là bằng chứng rõ rệt về biến đổi khí hậu. Việc xuất hiện sớm hơn dự đoán có thể là một tín hiệu "ngầm" báo về bầu khí quyển của Trái Đất.
Theo Gary Thomas, giáo sư chuyên nghiên cứu về mây dạ quang tại Đại học Colorado, Mỹ nhận định: "Mây dạ quang là một hiện tượng tương đối mới".
Tro bụi đã từ từ tiêu tan nhưng những đám mây dạ quang thì vẫn còn. Giá sư Thomas cho biết: "Thật khó hiểu. Những đám mây dạ quang không chỉ tồn tại mà chúng còn lan rộng".
Theo báo cáo của NASA từ năm 2013 trở lại đây cho thấy: "Trong những năm gần đây, mây dạ quang đã tăng cường và lan rộng. Nếu bạn đi du lịch đến các vùng cực, bạn có thể được chiêm ngưỡng chúng ở những nơi gần với đường xích đạo như bang Colorado và Utah (Mỹ)".
Post a Comment