Một cuộc chiến của 2 "vị vua" trong giới côn trùng.
Mệnh danh là "ong sát thủ", "ong tử thần" hay "ong diệt chủng" với kích thước và nọc độc chết người, loài ong bắp cày khổng lồ Nhật bản (tên khoa học là Vespa Mandarinia) có thể được ví như "vua của các loại ong".
Kích thước của chúng có thể đạt tới 8 cm, tuy là ong nhưng chúng không lấy mật mà chuyên ăn thịt các loại côn trùng khác to lớn hơn như bọ ngựa, nhện, kể cả đồng loại (ong diệt chủng).
Sự hung hăng và hiếu chiến cùng vũ khí đáng sợ là nọc độc và tốc độ bay (40 km/h và có thể bay liên tục 100 km) biến chúng thành các sát thủ chuyên nghiệp.
Với ngòi chích dài tới 6,35 mm (chứa Acetylcholine liều cao) và cả một loại enzyme đáng sợ có thể hòa tan... thịt người. Nọc độc của chúng có thể gây nguy hiểm với cả con người chúng ta vì nếu bị nhiều con đốt, có thể dẫn tới tử vong chỉ sau vài giờ.
Một con ong bắp cày Nhật Bản có thể tiêu diệt 40 con ong mật mỗi phút và mỗi lần đi săn, chúng sẽ tiêu diệt một tổ ong mật 30 nghìn con chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
Chính vì thế loài ong này được xếp ngang hàng với các loài vật nguy hiểm nhất Nhật Bản như gấu hay rắn độc.
Cái tên có lẽ đã nói lên tất cả, nếu như loài ong bắp cày Nhật Bản có thể xem là vua của các loài ong thì loài nhện này lại chính là "vua nhện".
Vua nhện châu Phi còn có tên khoa học là Pelinobius muticus thuộc chi đơn loài Pelinobius trong họ Theraphosidae, là một loài nhện Tarantula đặc biệt.
Từ Tarantula nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ, dùng để chỉ một nhóm gồm 900 loài nhện khác nhau thuộc họ Theraphosidae. Chúng phân bố khắp mọi nơi trên thế giới (ngoại trừ 2 cực).
Vua nhện châu Phi được tìm thấy chủ yếu ở phía Đông châu Phi (đặc biệt là ở Kenya và Tanzania). Chúng có thể đạt kích thước 20 cm nhưng phát triển khá chậm chạp.
Chúng thường có màu nâu hay cam, với đôi chân sau rất to khỏe để có thể đào bới tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên chúng cũng là loại sử dụng nọc độc mạnh.
Chúng thường săn các con mồi khó nhằn như bọ cánh cứng, gián, các loại nhện khác hay thậm chí sử dụng nọc độc để săn các con mồi to lớn hơn như chuột, thằn lằn, chim hay cả... rắn!
Post a Comment