Giang mai là 1 trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm. Đối với người bệnh thì nó là nỗi ám ảnh họ đến suốt cuộc đời.
Giang mai là bệnh gì?
Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Con đường lây truyền chủ yếu của giang mai là đường tình dục.
Ngoài ra, có thể nhiễm giang mai qua đường sinh đẻ, lây nhiễm từ mẹ sang con, đường máu, lây nhiễm qua vết thương hở khi cọ xát với người bệnh,…
Người mắc bệnh giang mai có nguy cơ lây nhiễm HIV/ AIDS rất cao. Do đó cần điều trị sớm sau khi phát hiện bệnh.
Giang mai đã "phá hủy" cơ thể bạn như thế nào?
Sức "tàn phá" của giang mai là vô cung nguy hiểm. Nó không đến dồn dập mà từ từ, âm thầm đến nỗi người bệnh không hề hay biết để phản kháng.
Tùy vào mức độ bệnh và thời gian gây bệnh giang mai có sức ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của người bệnh. Giang mai thường được chia làm 4 giai đoạn như sau:
BS. Phùng Khánh Vân – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm khi bị nhiễm không có triệu chứng gây sự chú ý. Đó chỉ là triệu chứng một đốm hồng không đau, không loét, không lồi lên, không có triệu chứng gì, có bác sĩ bị nhiễm cũng không biết… khi đã bước sang giai đoạn 3, các xoắn giang mai đã bị ẩn đi. Xoắn này ẩn vào các tế bào, nó không bài tiết vào huyết thanh nên các xét nghiệm đều không thể tìm ra được xoắn khuẩn giang mai. Khi nó đã vào đến phủ tạng rồi sẽ tạo thành các gôm, như các tổ kén của vi khuẩn, với đủ kích cỡ khác nhau và có thể mọc ở bất cứ chỗ nào từ mạch máu, xương, gan, tim, phổi, dây thần kinh. |
Giang mai giai đoạn 1
Đây là thời kỳ đầu mới bắt đầu xuất hiện bệnh. Nếu người bệnh sớm phát hiện và điều trị sẽ có khả năng chữa trị khỏi.
Giang mai thường có thời kỳ ủ bệnh từ 3-90 ngày sau đó được biểu hiện bằng các tổn thương trên da là các nốt ban hồng đỏ hình ô van được gọi là săng giang mai.
Săng không có triệu chứng ngứa ngáy hay đau rát. Thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và ở lòng bàn tay, bàn chân.
Thời kỳ này thường kéo dài từ 3-6 tuần sau đó sẽ tự mất đi dù có sự can thiệp bằng thuốc hay không.
Điều này triệu chứng khiến bạn nhầm tưởng rằng bệnh đã biến mất mà không để ý đến.
Đây là một đặc điểm khiến giang mai trở thành căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi người bệnh không biết để tiến hành chữa trị sớm khi bệnh còn ở giai đoạn đầu.
Đa số người bệnh thường phát hiện muộn, thậm chí có người mắc bệnh hàng chục năm trời không hề biết.
Giang mai giai đoạn 2
Sau giai đoạn 1 bệnh sẽ có thời gian "nghỉ ngơi" và diễn ra giai đoạn 2 sau 4-10 tuần sau giai đoạn 1.
Ở giai đoạn 2, các săng giang mai xuất hiện trên gần khắp cơ thể với biểu hiện các ban đối xứng, màu hồng đào, không nổi trên mặt da, dùng tay ấn vào thì mất đi.
Trong vòng 1-2 tuần đào ban xuất hiện dày dần lên, sau 1-3 tuần không có sự thay đổi về màu sắc, biến mất sau 3-6 tuần xuất hiện.
Một số trường hợp có thể xuất hiện các sẩn, liên kết với nhau thành mảng sẩn sau đó bị cọ xát khiến nó bị bong tróc vảy. Đây là thời kỳ dễ gây bệnh nhất khi tiếp xúc với người bệnh này.
Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể thường xuất hiện các ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc.
Triệu chứng này thường bị đau họng, sụt cân, nổi hạch, đau đầu, mệt mỏi. Một số trường hợp hiếm gặp có thể bị tổn thương gan, thận, viêm màng xương, viêm giác mạc kẽ.
Giai đoạn tiềm ẩn
Đây là giai đoạn rất nguy hiểm vì không hề xuất hiện một triệu chứng nào của bệnh trên cơ thể. Chỉ khi xét nghiệm huyết thanh mới phát hiện có xoắn khuẩn giang mai.
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1- 2 sau giai đoạn 2. Trong giai đoạn tiềm ẩn sớm có thể xuất hiện các xoắn khuẩn giang mai và các triệu chứng của bệnh, đồng thời rất dễ lây nhiễm cho người khác.
Nhưng ở giai đoạn muộn không hề có triệu chứng của bệnh và tính lây truyền cũng giảm đi so với giai đoạn tiềm ẩn sớm.
Giai đoạn 3 (giai đoạn biến chứng)
Giai đoạn này có thể diễn ra từ 3-15 năm sau giai đoạn 1 và được chia thành 3 dạng khác nhau, với mức độ "tàn phá" cơ thể ngày càng cao. Tuy nhiên, ở giai đoạn này giang mai không còn khả năng lây bệnh cho người khác.
Củ giang mai
Loại này chiếm khoảng 15% người nhiễm bệnh mắc phải. Thời gian xuất hiện từ 1- 46 năm nhiễm bệnh nhưng thường là khoảng 15 năm.
Củ giang mai có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai hoại tử teo hoặc tạo loét, rất lâu lành vết thương và ít lây bệnh.
Khi nó phát triển ở những vùng hiểm trên cơ thể nếu không được điều trị sẽ gây nguy kịch đến tính mạng của bệnh nhân.
Giang mai thần kinh
Loại này chiếm 6,5% trong tổng số ca bệnh, thường xảy ra từ 4-25 năm kể từ khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Giai đoạn này giang mai đã ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống thần kinh của người bệnh.
Ở thời gian sớm người bệnh có biểu hiện lâm sàng là viêm màng não hoặc sơ sự biến đổi, phân ly ở dịch não tủy.
Ở giai đoạn muộn không dừng lại ở tổn thương màng não, mạch máu não mà nó còn gây tổn thương thoái hóa não, trầm cảm, thần kinh, động kinh, suy nhược cơ thể, thậm chí là gây nên ảo giác.
Giang mai tim mạch
Loại này chiếm khoảng 10% ca bệnh, giang mai tim mạch xuất hiện sau 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh thường gây nên biến chứng phình mạch.
Giang mai nếu không sớm phát hiện ở thời kỳ đầu để chữa trị dứt điểm thì rất khó để điều trị. Người bệnh cần có sự kiên trì mới có thể thoát bệnh.
Ở những trường hợp phát hiện muộn giang mai là vô phương cứu chữa và bạn phải xác định chung sống với nó suốt đời.
Post a Comment