Đa số chúng ta vẫn nghĩ Christopher Columbus là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ, tuy nhiên thực tế hoàn toàn không phải vậy...

Người châu Âu khám phá ra châu Mỹ

kham-pha-1

Đại đa số chúng ta đều cho rằng Christopher Columbus, nhà hàng hải huyền thoại người Cộng hòa Genova, là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ sau chuyến thám hiểm vào năm 1498.  Thế nhưng thực tế không phải vậy. Theo ghi chép lịch sử, người Na-Uy cổ đại, hay còn được biết tới với cái tên Viking, đã sớm đến châu Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 10.

Napoleon và chiếc mũi của nhân sư

kham-pha-2

Tượng nhân sư ở Giza (Hy Lạp) nổi tiếng trên thế giới với khuôn mặt thiếu đi chiếc mũi. Tương truyền kể rằng khi quân đội của Napoleon Đại đế đã phá vỡ chiếc mũi của tượng nhân sư trong trận chiến Turks trong năm 1798. Đáng tiếc là thông tin này hoàn toàn sai. Theo nghiên cứu của nhà thám hiểm Frederic Norden (1769-1821), tượng nhân sư này vốn được thiết kế không có mũi và chưa tìm thấy dấu hiệu bị phá hủy bởi con người.

Chiếc tai của Van Gogh

kham-pha-3

Họa sĩ đại tài Vincent van Gogh là chủ nhân của hơn 2000 bức họa khác nhau, đóng góp cả đời cho nghệ thuật. Ngoài tài vẽ tranh, ông còn được biết tới với giai thoại kỳ lạ, đó là tự cắt tai mình gửi cho người tình phương xa. Còn thực tế lại khác xa như vậy. Cụ thể, van Gogh bị mất tai vì đánh nhau với người bạn thân Paul Gauguin, cũng là một danh họa nổi tiếng đương thời.

Chiếc mũ của người Viking

kham-pha-5

Trong những bộ phim, chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những chiến binh Viking lực lưỡng với chiếc mũ sắt có hai cái sừng. Vô hình chung chúng ta đã hiểu nhầm rằng đó là dụng cụ chiến tranh của dân tộc hiếu chiến bậc nhất lịch sử này. Còn các nhà khoa học đã chứng mình rằng chiếc mũ hai sừng này được dùng trong các nghi lễ tâm linh chứ không phải để chiến đấu.

Sự thật về công trình lịch sử Stonehenge

kham-pha-6

Stonehenge là một công trình bằng đá được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tới nay, các nhà khoa học vẫn không thể giải mã được bí ẩn cách xây dựng của công trình hơn 4000 năm tuổi này.

Có một chi tiết rất thú vị không phải ai cũng biết, đó là hình dạng của Stonehenge ngày nay đã khác nhiều so với nguyên bản từ thời cổ đại, có thể bị xáo trộn hoặc mất đi các viên đá khổng lồ. Nhà khảo cổ học William Gowland phát hiện ra điều này vào năm 1901 sau đó phục chế lại ở phía rìa bên ngoài.

Nguyên Sang / Ngaynay.vn

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top