Theo Bloomberg, trong số các nước đang phát triển đang thử nghiệm các loại vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc, Pakistan là quốc gia có vẻ tin tưởng nhất. 

Trong suốt nhiều năm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Bắc Kinh đã đầu tư gần 70 tỷ USD vào các dự án đường bộ, đường sắt và nhà máy điện tại Pakistan. Hiện quốc gia Nam Á này đang tiến hành hai cuộc thử nghiệm lâm sàng với vaccine của Trung Quốc, thậm chí các quan chức cấp cao cũng được tiêm. 

"TÔI SẼ KHÔNG TIÊM VACCINE TRUNG QUỐC"

Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn và khảo sát chính thức với người dân tại Karachi, thành phố lớn nhất Pakistan, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác từ Indonesia cho tới Brazil, cho thấy hàng triệu người không tin tưởng vào vaccine do Trung Quốc sản xuất. 

"Tôi sẽ không tiêm (vaccine Trung Quốc). Tôi không tin tưởng chúng", Farman Ali Shah, một lái xe công nghệ tại thành phố Karachi, cho biết. 

Sự thiếu tin tưởng đó cùng sự phụ thuộc của hàng chục quốc gia đang phát triển hơn vào vaccine Trung Quốc có thể khiến cho tình hình trở nên "đầu đầu" nếu người dân tại các nước này cảm thấy họ đang được tiêm một sản phẩm kém chất lượng. 

Trung Quốc khó thuyết phục thế giới tin dùng vaccine Covid-19 'Made in China' - Ảnh 1.

Vaccine Covid-19 vấp phải sự thiếu tin tưởng của người dân nhiều nước trên thế giới - Ảnh: Bloomberg

Vaccine Covid-19 được xem là "vũ khí ngoại giao" hữu hiệu của Bắc Kinh, giúp tăng cường mối quan hệ với hàng chục quốc gia đang phát triển trong bối cảnh các loại vaccine của phương Tây có thể không đủ đáp ứng nhu cầu. 

Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều thông tin về việc các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối với vaccine Trung Quốc. Hiện vaccine này mới chỉ được Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và chính Trung Quốc phê duyệt để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Trong khi đó, một số công ty Mỹ và châu Âu đều đã công bố dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả của các loại vaccine của mình và bắt đầu triển khai phân phối. 

Theo Bloombeg, chính sự thiếu chắc chắn đó là một rào cản nữa đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. 

Trung Quốc cũng nỗ lực tìm cách giành được sự tin tưởng của các chính phủ và người dân các nước về tính hiệu quả và an toàn của vaccine. Hồi tháng 10, một nhóm các đại sứ và nhà ngoại giao đại diện cho 50 quốc gia châu Phi đã có chuyến tham quan một cơ sở của Sinopharm Group Co. - một công ty phát triển vaccine của Trung Quốc. Động thái này diễn ra không lâu sau khi Sinopharm tuyên bố sẽ phân phối vaccine tới châu Phi.  

"Khi vaccine Covid-19 hoàn tất các thử nghiệm và được đưa vào sử dụng, chúng tôi sẵn sàng ưu tiên phân phối cho các nước châu Phi", Liu Jingzhen, chủ tịch Sinopharm, tuyên bố. 

VACCINE TRUNG QUỐC - LỰA CHỌN DUY NHẤT CỦA NHIỀU QUỐC GIA

Ở chiều ngược lại, nhiều quốc gia đang phát triển không có nhiều lựa chọn ngoài vaccine của Trung Quốc do những thách thức trong việc sản xuất, phân phối và bảo quản hàng tỷ liều vaccine. Nhiều nước không có đủ cơ sở vật chất để bảo quản vaccine của công ty Mỹ Pfizer Inc., vốn đòi hỏi được giữ ở nhiệt độ -70 độ C. 

"Ở một quốc gia mà vaccine Trung Quốc là lựa chọn duy nhất, thì chỉ còn cách chấp nhận hoặc không", Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại New York (Mỹ), nhận xét. "Nhưng khi có các lựa chọn vaccine khác nhau, họ sẽ đưa ra quyết định lý trí hơn. Họ chắc chắn sẽ chọn các loại vaccine phương Tây bởi đó là lựa chọn số 1 với những dữ liệu được cung cấp đầy đủ và được chứng minh là an toàn. Trong khi đó, đến nay Trung Quốc chưa đưa công bố dữ liệu mang tính hệ thống nào cả". 

Theo Bloomberg, trên thế giới, ít quốc gia nào đưa ra quyết định liên quan tới vaccine mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị như Brazil - nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ và có số ca nhiễm Covid-19 nhiều thứ ba thế giới sau Mỹ và Ấn Độ. 

Trung Quốc khó thuyết phục thế giới tin dùng vaccine Covid-19 'Made in China' - Ảnh 2.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro - Ảnh: AP

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người được mệnh danh là "Trump của xứ nhiệt đới", nhiều lần đả kích vaccine "Made in China", kể cả khi đối thủ chính trị Joao Doria - thống đốc thành phố Sao Paulo, ủng hộ những nỗ lực hợp tác giữa công ty Trung Quốc Sinovac và Viện Butantan của Brazil.

"Chúng tôi sẽ không mua vaccine của Trung Quốc. Đó là quyết định của tôi", ông Bolsonaro cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10. "Đây là vấn đề về sự tín nhiệm. Có nhiều loại vaccine khác đáng tin cậy hơn nhiều". 

Tuy nhiên, chính phủ Brazil sau đó rút lại tuyên bố của ông Bolsonaro. Ngày 21/12, ông Doria cho biết thành phố Sao Paulo sẽ nhận 5,5 triệu liều vaccine Covid-19 của Sinovac trong vài ngày tới. 

Mặc dù vậy, một cuộc khảo sát người dân Brazil của Viện Datafolha trước đó cho cho thấy 50% nói sẽ không tiêm vaccine này - tỷ lệ từ chối cao nhất trong số tất cả các loại vaccine. Khoảng 36% người được hỏi cho biết họ sẽ không tiêm vaccine của Nga. Tỷ lệ này với vaccine Mỹ là 23%. 

Bản kế hoạch tiêm chủng quốc gia của  Bộ Y tế Brazil nộp lên Tòa án Tối cao mới đây có 300 triệu liều vaccine từ AstraZeneca (Anh), Pfizer (Mỹ) và Covax (một liên minh toàn cầu) nhưng không hề nhắc tới vaccine của Sinovac, tờ O Estado de S. Paulo cho biết. 

"Cơ quan quản lý của chúng tôi sẽ đánh giá dữ liệu về tính hiệu quả và an toàn của vaccine Trung Quốc, nhưng điều này cần được truyền thông tốt tới công chúng", Natalia Pasternak Taschner - một nhà vi sinh vật học, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Instituto Questão de Ciência, cho biết. "Đây là một nhiệm vụ đầy thách thức khi tổng thống và chính phủ liên bang đang làm dấy lên quan ngại về vaccine của nước này". 

Còn theo Nicholas Thomas, phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cho rằng dù là vaccine "Made in China" hay vaccine do nước nào khác sản xuất, "vẫn cần phải có sự minh bạch để được công chúng chấp thuận".

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top