“Ngày càng có ít người muốn làm này bởi sự hiểu lầm không đáng có là gái mại dâm. Một số ít thì coi đó là nghề kiếm tiền. Một số khác cho rằng để trở thành geisha mất quá nhiều thời gian"...

Geisha chán nghề

“Nếu không biết cách đối xử với đồng nghiệp Số geisha thật sự yêu nghề và coi nó là cao quý không nhiều. Mặt khác để đào tạo được một geisha chuyên nghiệp chi phí phải đưa ra là khoảng 20.000 USD trong 6 thậm chí 10 năm”- bà Ochamayo, một “Okami” chuyên đào tạo geisha cho phòng trà Rhoka trên phố Gion nói.

Cũng chính vì thế, lớp học của của bà Ochamayo rất ít người. “Thường thì mỗi năm chỉ có chừng 3-5 người theo học để thay thế những gheisha đã già hoặc giải nghệ. Nhưng không phải vì thế mà chúng tôi tuyển ào ạt”- bà nói.

Để tăng sự hấp dẫn với những người có ý định học trở thành geisha, phòng trà của bà cũng tăng “chế độ” cho những học sinh của mình. Được trả tiền ăn ở và mỗi ngày nhận thêm khoảng 80 USD.

geisha19
geisha10Geisha ngày càng trở thành đồ hiếm.

“ Nhưng không phải ai theo được việc học đến tận cùng. Cũng đã có nhiều cô gái học dang dở thì bỏ. Họ nói khắt khe quá. Có lẽ họ đã chọn nhầm nghề thật vì geisha không bao giờ cho phép ai thiếu tính kiên trì và không thật lòng với nghề”- bà Ochamayo khẳng định.

Tuy nhiên, những người bỏ học dang dở cũng có cái lý của họ. Miehinna, một người đã không chịu nổi sự khắt khe của nghề đã bỏ khi còn là một maiko nói:

“ Hãy tưởng tượng về một thế giới nơi mọi cảm xúc bị cấm đoán, không có những nụ cười tự nhiên, sảng khoái, không một giọt nước mắt được rơi chỉ có một lớp mặt nạ đắp bằng một lớp phấn trắng dày. Mọi tâm trạng yêu thương, buồn chán, tức giận, vui vẻ chỉ được thể hiện duy nhất qua vết cắn trên cổ tay áo Kimono của chính họ mà thôi. Và những nàng Geisha họ có thể yêu bất cứ lúc nào nhưng lại không được thể hiện cảm xúc ấy. Đó thật là sự thiệt thòi đối với một người phụ nữ” .

Đối với những ông chủ của các vườn bia, phòng trà, tửu quán của TP du lịch – cố đô Kyoto, tìm kiếm những geisha phục vụ chuyên nghiệp và “có đẳng cấp” hiện nay là quá khó.

“Đào tạo thêm để có được những geisha tiếp nối thì mất nhiều thời gian. Trong khi nghề có những ràng buộc khiến không mấy người mặn mà với nghề nữa. Geisha đã trở thành “đồ hiếm” tại chính nơi được coi là “thủ phủ của geisha” này” – ông chủ vườn bia  Gion Shinmonso phàn nàn.

Ảnh hưởng từ Trung Quốc?

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Nhật Bản,geisha bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ IX khi các tướng quân(samurai) hay lãnh chúa chiêu đãi, ăn chơi tuyển phụ nữ trẻ đẹp,có tài vào phục vụ mua vui nhưng khi xã hội phong kiến phát triển, lớp người thị dân hình thành vào thế kỷ XI thì Geisha dần dà được tổ chức theo từng hội phường qui cũ.Nội dung của Geisha ngày xưa cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nghề làm kỹ nữ thời nhà Minh của Trung Quốc.

Hiện tại nhiều phố geisha của Nhật còn được gọi là Phố Hoa(Hanamachi). Nghề geisha phát triển rất nhanh vào thế kỷ XVII và nở rộ vào thế kỷ XVIII nhiều nhất là tại Kyoto.

geisha6Chiều khách, có mấy geisha bây giờ còn làm được?

Đến đầu thế kỷ XX, sau cuộc cải cách của Nhật hoàng Maygi (Minh Trị), nước Nhật trở thành một cường quốc với các động thái xã hội biến đổi lớn khiến nghề geisha cũng biến đổi theo.

“Trong một xã hội phức tạp như Nhật Bản ở những năm đầu thế kỷ 20, việc người đàn ông bị áp lực từ gia đình và xã hội không phải chuyện hiếm thấy.

Đặc biệt là đối với những người đàn ông bị khuyết tật hoặc gia cảnh nghèo nàn không đủ tiền cưới vợ thì việc tìm đến các kỹ viện để được tâm sự và giải quyết nhu cầu sinh lý đã tồn tại hàng trăm năm nay. Khi đến với những nơi này họ có thể trút bỏ được hết những nỗi lo do áp lực công việc, họ có quyền được coi trọng bởi những geisha xinh đẹp nếu họ có đủ tiền để trả.

Lúc đó, cả nước Nhật có tới 70.000 cô gái làm nghề geisha. Vì vậy, các nàng geisha đã có lúc được coi là một loại mại dâm trá hình” - Bà Ochamayo nói.

Cũng theo bà Ochamayo, nhiều người nước ngoài có mặt tại Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX được tiếp xúc thậm chí mua dâm của các nàng geisha nên hoàn toàn lầm tưởng việc bán dâm của geisha là bản chất khiến các nàng geisha bây giờ …bị oan!

Mời bạn đọc đón xem kỳ 5 của loạt bài: "Đừng tìm geisha để mua cái sự mây mưa" trên Tintuc.vn vào 16h30 ngày 28/2. Trân trọng!

Post a Comment

 
Top