Một nghiên cứu mới cho thấy, hai hố đen đã gửi đi những gợn sóng trong không gian - thời gian khi chúng sáp nhập lại và được sinh ra trong lòng một ngôi sao khổng lồ.
Yahoo News đưa tin, trạm quan sát Sóng hấp dẫn bằng tia laser giao thoa (LIGO) đã bắt gặp tín hiệu hai lỗ đen va vào nhau vào ngày 14 tháng 9 năm 2015 nhờ sóng hấp dẫn, gây ra những gợn sóng trong không gian – thời gian. Tại thời điểm sáp nhập, kính thiên văn vũ trụ Hubble bắt gặp một tia sáng bùng lên từ chính nơi hai lỗ đen va vào nhau.
Các nhà khoa học nói rằng, sóng hấp dẫn được cho là sự kiện “tối”, vì vậy, việc tìm thấy bất kì một vụ nổ sáng nào đi cùng với chúng là rất đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, một vài giải thích đã đuợc đưa ra cho sự bùng nổ này.
Khi một ngôi sao khổng lồ chết đi, phần lõi của nó có thể nổ tung và trở thành một lỗ đen. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu ngôi sao quay với tốc độ cực nhanh, phần lõi có thể trở thành 2 lỗ đen thay thế. Đó có thể là trường hợp của hai lỗ đen có khối lượng lớn gấp 30 lần mặt trời được LIGO (Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory - Trạm quan sát Sóng hấp dẫn bằng tia laser giao thoa) nhìn thấy khi va chạm vào nhau.
Khi hai lỗ đen sáp nhập vào nhau, vật liệu bao quanh các lỗ đen tiếp tục cuộn xoáy dữ dội, tạo thành một vùng bụi và khí siêu nóng, theo như nghiên cứu được thực hiện bởi Viện thiên văn Smithsonian.
Sóng hấp dẫn được tạo ra khi hai vật thể khổng lồ như hai lỗ đen hoặc các ngôi sao Nơtron va vào nhau, tạo ra những gợn sóng trong không gian – thời gian.
Các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định vụ nổ này có chắc chắn liên quan đến sự va chạm của các lỗ đen hay không, nhưng kể cả khi câu trả lời là không thì nó vẫn có ý nghĩa rất quan trọng cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai.
"Ngay cả việc dò ra Fermi là một báo động sai, các sự kiện LIGO trong tương lai cần được quan sát kỹ khi xuất hiện ánh sáng, bất chấp chúng có bắt nguồn từ việc sáp nhập của các lỗ đen hay không,” Loeb còn nhấn mạnh,”Thiên nhiên luôn mang đến những bất ngờ cho con người”. Nếu các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều vụ nổ tương tự như vậy, nó có thể giúp các nhà khoa học đo lường được khoảng cách trong vũ trụ.
Loeb còn cho biết thêm: “Thật sự, các lỗ đen Astrophysical (thuộc vật lý thiên thể) còn đơn giản hơn rất nhiều so với các chỉ số khoảng cách khác, chẳng hạn như “siêu tân tinh”, bởi chúng hoàn toàn được định nghĩa bởi khối lượng và vòng quay.
Ngày 11 tháng 02 vừa qua, các nhà khoa học cũng đã công bố việc phát hiện ra tín hiệu sóng hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý nhiều hơn từ dư luận.
Việc khám phá – phát hiện ra những gợn sóng trong không gian – thời gian có thể mở ra một cách hiểu mới về vũ trụ thông qua lực hấp dẫn. Bằng cách thăm dò sâu hơn vào những gợn sóng này, các nhà khoa học có thể hiểu thêm nhiều hơn về các vật thể tạo ra chúng.
Post a Comment