Arthropleura là sinh vật tiền sử đã tuyệt chủng thuộc nhóm động vật chân đốt nhiều chân, sống vào Kỷ Than Đá (cách đây 323 đến 299 triệu năm trước).

Kỷ Than Đá kéo dài từ khi kết thúc kỷ Devon tới khi bắt đầu kỷ Permi, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của giới động vật và thực vật do điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, kích thước của chúng vì thế cũng vô cùng ấn tượng.

Thường xuất hiện ở Bắc Mỹ và Scotland, chúng cũng là sinh vật chân đốt to lớn và động vật không xương sống to lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất với chiều dài lên tới 2,5 mét, đường kính cơ thể đạt tới hàng mét.

Chúng có khoảng 121 chân và mỗi chân có thể dài tới 76 cm, con lớn nhất đạt trọng lượng gần nửa tấn. Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi, lượng oxy cao trong không khí giúp các sinh vật thời kỳ này đạt kích thước khổng lồ như vậy.

Theo các nhà khảo cổ học người Mỹ nếu chúng còn sống, chúng hoàn toàn có thể ăn sống cả một con... sư tử! Hàm răng to khỏe của chúng có thể nghiền nát bất cứ sinh vật nào.

May mắn thay, Arthropleura lại hoàn toàn... ăn chay! Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật, cỏ (những thứ mà các nhà nghiên cứu tìm thấy trong hóa thạch dạ dày của chúng).

Sinh vật to lớn này chỉ tuyệt chủng vào cuối thời kỳ Than Đá, khi khí hậu thay đổi và trở nên khô hanh hơn, các khu rừng nhiệt đới giảm mạnh.

Đây cũng là thời kỳ chuyển tiếp kỷ Permi, cũng là thời kỳ khắc nghiệt nhất trong lịch sử khiến cho gần như tất cả các sinh vật từng tồn tại trên mặt đất lẫn dưới biển bị tuyệt chủng (ước tính có tới 96% sinh vật biển, 70% động vật có xương sống... đã biến mất).

Tuy hiền lành và chỉ ăn cỏ, nhưng nếu có kẻ xâm phạm lãnh thổ. Arthropleura sẵn sàng lao vào chiến đấu để bảo vệ lãnh địa của mình.

Nguồn: Prehistoric-wildlife, Walkingwithdinos

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top