BA CÂU HỎI CHÂN THÀNH
Sau bầu cử ở Mỹ có nhiều bạn hữu gửi đến tôi những câu hỏi chân thành và tôi không đủ điều kiện để trả lời. Viết stt ngắn này gửi các bạn nhất là các bạn đang sống ở Hải ngoại để được làm rõ.
Những câu hỏi này được dồn lại thành ba câu đại ý như sau:
Thứ nhất:
Nêu bà Hilary Clinton trúng tới 70% phiếu bầu từ cử tri là thường dân trong khi chỉ trúng 200 phiếu từ đại cử tri thì vẫn trượt phải không ạ?.
Câu hai:
Nếu tinh thần đúng như mô tả ở câu 1 thì 200 vị đại cử tri kia có phải là đại diện xứng đang cho tiếng nói, ý chí của người dân không?.
Câu ba:
Ở một số nước có “Ngưỡng” minh bạch thấp, việc tạo ảnh hưởng lên vài trăm “Đại cử tri” không khó, trong trường hợp “Phớt ăng lê” lượng phiếu bầu từ người dân, tập trung khai thác lá phiếu của một giai tầng xã hội kiểu này có phải cơ chế thực sựi DÂN CHỦ hay không?.
Như tựa đề bài này, đây là những câu hỏi chân thành, chưa biết thì hỏi, không có định kiến gì, rất mong được bạn bè trợ giúp.
Xin cảm ơn.
Huy Cường/ VN.
Giải ảo về bầu cử Mỹ – Đại Cử Tri Đoàn
Trước kia trang Prager University có làm một clip về cử tri đoàn ở Hoa Kỳ. Thực chất, clip đó nói thiếu một điểm quan trọng:
Đó là đa số gần như tuyệt đối các bang ở Hoa Kỳ đều theo nguyên tắc “được ăn cả, ngã về không” trong bầu cử tổng thống. Điều đó nghĩa là ai giành nhiều phiếu phổ thông hơn thì người đó sẽ giành được tất cả các phiếu đại cử tri của bang đó.
Phiếu đại cử tri là gì? Nó chỉ là một chỉ số có tính chất tượng trưng cho dễ tính toán mà thôi. Số phiếu đại cử tri cho mỗi bang dựa theo số dân của bang đó so với Liên Bang, bang càng đông dân thì có có nhiều số phiếu đại cử tri hơn.
Tất nhiên, có một số nhân vật được gọi là “đại cử tri”, họ có quyền bỏ phiếu theo ý thích của họ (cam kết, công khai hoặc phản bội cam kết, lật kèo…..) nhưng khi họ bỏ phiếu thì phiếu của họ là phiếu phổ thông. Có nghĩa lá phiếu của họ có tính chất như mọi lá phiếu phổ thông khác khi tính phiếu!
Vì vậy, bản chất của bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn là so kè về số phiếu phổ thông chứ không hề có thiểu số thao túng về bầu cử nào đó (như nhóm đại cử tri hơn 500 người chẳng hạn). Tất nhiên, vì chia ra nhiều bang, mỗi bang có số đại cử tri khác nhau nên nhiều khi chênh lệch số phiếu phổ thông một chút vẫn có thể thua chỉ số đại cử tri.
Ví dụ đơn giản như, bạn có 3 cái rổ, ai thắng 2 cái rồ thì thắng chung cuộc. Với mỗi cái rổ có 10 quả bóng, mỗi quả bóng hoặc trắng hoặc đen. Một người chỉ cần 14 quả bóng trắng vẫn có thể thắng 1 người có 16 quả bóng đen, như rổ A có 6 trắng, 4 đen; rổ B có 6 trắng, 4 đen; rổ C có 2 trắng, 8 đen.
Trên lý thuyết, đa số phiếu phổ thông hơn cấp liên bang vẫn có thể thua khi họ thắng quá đậm tại một số thiểu số các bang trong khi thua sít nút tại nhiều bang còn lại. Nhưng xác suất để chênh lệch đến 1% số phiếu phổ thông mà thua là không tưởng, cùng lắm chênh lệch nhẹ (dưới 1%) mà vẫn thua như Bush-Al Gore năm 2000 hoặc có thể là cặp Trump-Clinton trong hiện tại. Và con số này (dưới 1%) thực ra không đáng kể hay đáng nhắc đến.
Có thể sẽ có người hỏi, tại sao lại phân vùng (từng bang) cho phức tạp vậy?
Vì nó thể hiện một triết lý trong tổ chức nhà nước, nghĩa là hệ thống chính trị phân quyền dọc (bên cạnh phân quyền ngang mà chúng ta gọi là “tam quyền phân lập”). Chính hệ thống phân quyền dọc này hạn chế quyền lực của chính quyền trung ương và cho phép từng địa phương tìm kiếm mô hình kinh tế-chính trị riêng cho mình.
Ngoài vấn đề lịch sử, trong bầu cử tổng thống Mỹ cũng có ý nghĩa tương tự, hệ thống cử tri đoàn bảo đảm quyền lợi và ưu tư của cử tri từng địa phương thay vì chỉ tại một số bang tập trung đông dân!
Đó mới thực sự là nền dân chủ đúng nghĩa, vì quyền lợi của tất cả người dân.
Thịnh Pham @ Viet Conservative
***
Một số bạn của tôi bên nhà chưa rõ lắm về cách thức bầu cử Tổng thống bên Mỹ, tôi xin phép trình bầy rõ hơn một chút nhé.
***
Anh T. hỏi:
– Có phải dân đen bầu cho đại cử tri rồi đại cử tri đại diện cho dân đen bầu tổng thống kg?
– Không. Dân đen bầu chọn Tổng thống. Có kết quả rồi thì Quốc hội tiểu bang chọn đại cử tri, sau đó Đại cử tri mới đi bỏ phiếu bầu Tổng thống theo ý của dân đen tiểu bang mình.
***
Mỗi nước có đặc thù của nó. Chuyện đại cử tri là cái chuyện chỉ Mỹ mới có, và là chuyện của các bậc quốc phụ, kể từ Washington, Adams, Jefferson… , những người đặt bút ký vào bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (51 vị) đã nghĩ ra tình huống và bàn bạc, tìm cách sao cho cuối cùng anh vẫn phải theo ý dân. Đại cử tri vẫn phải bỏ cho người đã thắng cử ở tiểu bang mà họ đại diện. Có như thế, những tiểu bang nhỏ, ít dân cư sẽ ko bị thiệt thòi. Bình thường, ai chả biết là chỉ cần chinh phục những tiểu bang đông dân. Nếu vậy các tiểu bang chỉ có 3, 4 đại cử tri sẽ bị tảng lờ, tiếng nói của họ sẽ chẳng được ai nghe cả. Bởi vậy ứng cử viên phải vận động sít sao ở ngay cả các tiểu bang nhỏ.
Con số các đại cử tri là 538 người, theo tiêu chuẩn: mỗi tiểu bang có con số 2 thượng nghị sĩ cộng với con số các hạ nghị sĩ (dân số đông thì nhiều hạ nghị sĩ hơn), sau đó lấy tổng số đại diện của 50 tiểu bang và Thủ đô Washington D.C. được 3 đại cử tri nữa (dù ko có nghị sĩ nào, vì quá nhỏ) thì được 538. Ai được 270 là quá bán thì sẽ thắng, bởi người kia dù có được hết chỗ còn lại cũng mới chỉ có 268 mà thôi, vẫn thua. (lần này Donald Trump được những 306 phiếu đại cử tri, từ 29¼ bang và Hillary Clintonchỉ được có 232 phiếu từ 20¾ bang and D.C.)
Đại cử tri do quốc hội của tiểu bang đó chọn lựa sau khi đã có kết quả bầu cử. Họ ko được phép là những quan chức của chính quyền, thượng hoặc hạ nghị sĩ của tiểu bang. Họ phải tuyên thệ bỏ phiếu trung thành với kết quả bầu cử của tiểu bang (làm sai là phạm pháp).
Việc bầu lần 2 chỉ gồm các Đại cử tri, nhưng đó chỉ là hình thức, chuyện hoàn toàn hình thức (chỉ liên quan tới 538 người chứ đâu phải hàng trăm triệu người). Diễn ra ngắn gọn, không có gì rềnh ràng hoặc tốn kém. Họ có 50 tiểu bang, giả dụ là bằng 50 nước Việt (1 tiểu bang Cali gấp 3,5 lần nước ta), thì lại phải nghĩ ra phương thức khác với ta. vậy thôi. Nhưng danh có chính thì ngôn mới thuận. Đại cử tri chính là người trực tiếp bỏ phiếu bầu liên danh Tổng thống và Phó Tổng thống (dựa trên kết quả phổ thông đầu phiếu tại các tiểu bang). Lâu ngày thành quen, ai cũng chấp nhận. Vậy là được chứ ko có gì là mất dân chủ cả.
Đây là sự thông minh và cực kỳ nhìn xa trông rộng của các Quốc phụ Mỹ, ngay từ khi lập quốc, mới chỉ có 13 tiểu bang.
Bạn đọc thêm ở đây nhé:
Đại cử tri đoàn (Hoa Kỳ)
Bùi Xuân Bách
…………………………………………
Post a Comment